Ăn trứng đúng cách để không gây hại cho sức khỏe

31.2233

Trứng là món ănn phổ biến trong chế độ ăn uống của mỗi người. Các cách chế biến trứng rất đa dạng: hấp, chiên, luộc… và với mỗi cách, giá trị dinh dưỡngg của trứng cũng khác nhau. Chính vì vậy, ăn trứng cũng phải ăn đúng cách để không gây hại cho sức khỏe.

1. Trứng gà

Khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, để càng lâu vi khuẩn càng có cơ hội phát triển. Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe.

Mặc dù giá trị dinh dưỡng của trứng gà rất cao nhưng ăn nhiều dễ gây ra dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến béo phì, tăng thêm gánh nặng cho gan và thận. Thông thường, trứng gà không thể ăn cùng với đậu tương, đường trắng, thịt thỏ. Nếu ăn cùng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu. Với những người đang có bệnh, việc ăn trứng gà tuỳ tiện rất dễ gây ngộ độc hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn.

Tốt nhất, người lớn tuổi nên ăn tối đa năm quả trứng mỗi tuần, còn thanh niên thì tối đa là bảy quả. Những người dễ bị dị ứng nên tham khảo bác sĩ vì trứng là chất gây dị ứng khá mạnh. Sau khi ăn trứng gà, nên ăn những loại rau và hoa quả có hàm lượng vitamin C cao để tăng hấp thu sắt, không nên uống nước trà vì chất tanin trong trà sẽ cản trở hấp thu chất sắt, đạm, canxi.

2. Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể; tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được món khoái khẩu này.

Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì hàm lượng dinh dưỡng trong đó cao, do vậy, là món ăn khó tiêu. Nếu ăn trứng vào buổi tối, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được. Vì là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Có những người thuộc nhóm “cấm chỉ định” với trứng vịt lộn mà cứ ăn bừa, bổ đâu chẳng thấy lại rước họa vào thân. Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện.

Ăn nhiều trứng vịt lộn làm tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút. Những người có bệnh cao huyết áp cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

3. Trứng ngỗng

Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định khi mang thai ăn trứng ngỗng con sẽ thông minh
Trứng ngỗng chứa nhiều prôtein hơn trứng gà (trứng ngỗng 13,5% còn trứng gà chỉ 12,5%) nhưng đổi lại lượng lipid cao hơn (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%). Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định khi mang thai ăn trứng ngỗng con sẽ thông minh. Tuy nhiên,bạn có thể ăn 3 quả trứng ngỗng cách 3 tháng/ lần như dân gian khuyên, và nên chia làm 2-3 lần ăn 1 quả cho đỡ ngán vì ăn nhiều protein 1 lúc sẽ không tiêu hóa hết gây ngán và ứ dạ dày gây chướng bụng.

Bạn cũng lưu ý nếu ăn quá nhiều trứng ngỗng sẽ dẫn tới thừa cân cho mẹ vì trứng ngỗng chứa nhiều cholesterol. Về lý thuyết dinh dưỡng, cholesterol có liên quan và là thủ phạm gây ra những bệnh lý như tim mạch, huyết áp, tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim…

Các mẹ cũng cần biết rằng việc ăn uống khoa học, cân bằng mới là quan trọng.

4. Trứng gà ngải cứu
Trứng gà ngải cứu tuy là món ăn – bài thuốc bổ dưỡng nhưng không nên lạm dụng bởi món ăn này cũng có mặt trái gây hại sức khỏe.

Trứng gà nếu ăn thường xuyên ngày này qua ngày khác thì cũng không hề tốt cho sức khỏe.

Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.

Ngải cứu có tính lợi tiểu và nhuận tràng, vì thế người bị rối loạn đường ruột cấp tính không được ăn. Nếu ăn nhiều trứng gà ngải cứu, tinh dầu có trong ngải cứu tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng đồng thời chứa độc tính ở liều cao, độc tính có thể đi vào gan, gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính với những biểu hiện như vàng da, gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật…

Trứng gà ngải cứu ở liều cao có thể gây ra máu, co bóp tử cung dẫn đến xảy thai cho phụ nữ mang thai 3 tháng đấu. Bởi vậy, phụ nữ mang thai cần tránh xa món ăn này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Những lưu ý khi ăn trứng

– Trứng phải được nấu chín trước ăn

– Khi chế biến cũng cần cẩn trọng, tránh vi khuẩn gây ô nhiễm trú ngụ trên vỏ trứng

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, người bệnh nên ăn trứng luộc, kho, hấp là tốt nhất.

– Những người bị bệnh tim mạch vành không nên quá nhiều trứng, ngày không quá một quả.

Hải Anh/VietNamNet (tổng hợp)

Theo tintuconline.com.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]