Cách ăn đồ nướng để không gây hại cho sức khỏe

Các món nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, do món ăn có mùi vị thơm ngon và đậm đà. Món nướng còn kích thích vị giác, làm cho người ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ăn nhiều mà không ngán.

15.6014

Tuy nhiên, việc nướng thực phẩm và ăn thực phẩm đã nướng không đúng cách lại có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏẻe. Nếu ăn trong một thời gian dài, chúng có thể làm cơ thể lão hóa nhanh hơn. Nguy hiểm hơn, có thể gây ra các bệnh về tim mạch, xương khớp... T.S Từ Ngữ (Tổng thư ký Hiệp hội Dinh dưỡng Việt Nam) cho biết: Trong quá trình nướng có thể sản sinh các độc tố và các độc tố này gây nên hiệu ứng có thể bị ung thư.

Cách ăn đồ nướng không gây ung thư. Ảnh minh họa.

Đối với hình thức nướng bằng than hoa, ngoài việc tạo ra các khí độc như nướng bằng bếp gas, than hoa còn tạo ra nhiều khí Co, loại khí này khi bám vào thức ăn có thể gây ra nhiều tác hại với sức khỏe và đặc biệt không tốt cho hệ hô hấp.

Ngoài ra, thói quen uống nước có ga trong khi ăn đồ nướng cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chất cafein trong đồ nướng sẽ thúc đẩy sự chuyển động của các ion C sau khi thực phẩm nướng được phân giải. Hiện tượng này gây ra suy thoái chất vôi trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hình thành các tế bào xương.

Để loại trừ những nguy cơ khi sử dụng đồ nướng, cần lưu ý một số nguyên tắc khi chế biến và sử dụng:

- Cần căn cứ vào tính chất của từng loại thực phẩm dùng để nướng mà có cách nướng phù hợp. Tốt nhất nên chọn phần thịt lâu bị cháy và ít bị cháy khi nướng.

- Với thịt gà nên chọn phần đùi hoặc ức, loại bỏ da để hạn chế bị cháy. Các loại thịt khác nên chọn phần thịt nhiều nạc ít mỡ hoặc lọc bỏ bớt mỡ trước khi nướng.

- Ưu tiên chọn cá để nướng vì cá chứa ít calo, chất béo và nhanh chín, tốt cho sức khỏe.

- Quá trình tẩm ướp cũng rất quan trọng. Nước sốt ướp càng đặc, hiệu quả càng cao. Thành phần nước sốt thông thường gồm chất làm mềm như nước trái cây, giấm, rượu; gia vị thơm như hành tỏi, tiêu, đường, mật ong… Tuy nhiên đường và mật ong dễ bị cháy, chỉ nên ướp lượng vừa phải. Ngoài ra, nên cắt nguyên liệu thành miếng nhỏ để dễ thấm sốt. Nếu cần để khối lớn, dùng tăm xăm hoặc dao xẻ vài đường nhỏ trên bề mặt thực phẩm. Thời gian ướp tối thiểu 30 phút trước khi nướng.

- Để giữ thực phẩm tươi ngon, đậm đà, nên dùng cách nướng gián tiếp như nướng lu, nướng đất sét.

- Bọc thức ăn trong giấy bạc, các loại lá chuối, lá lốt.

- Với thực phẩm lâu chín, có thể hấp hoặc luộc trước khi nướng, thực phẩm sẽ mềm, ngon hơn.

- Cần chú ý thời gian chín của thực phẩm để điều chỉnh nhiệt độ nướng cho phù hợp. Với thịt nhanh chín như thịt bò có thể nướng từ 2-5 phút. Thịt gà, lợn tùy theo kích cỡ miếng thịt để có thời gian hợp lý nhất.

- Không nên nóng vội, thốc lửa lên để thực phẩm nhanh chín vì như vậy sẽ mất đi lượng đạm và protein của thức ăn.

- Ăn kèm các loại rau củ quả như ớt chuông, hành tây, rau cải. Chất xơ trong rau củ quả có thể làm giảm thiểu các độc tố gây ung thư, chống lại quá trình oxy hóa, chống lại các thành phần gây độc, gây ung thư.

- Thực phẩm sau khi nướng xong không nên ăn luôn mà nên để 5-10 phút cho thịt nhả hết khói và miếng thịt săn hơn. Sau đó loại bỏ hết phần cháy xem vì đây là nơi tập trung chất độc nhiều nhất.

- Thường xuyên thoa, quét them sốt ướp, vừa giúp thức ăn không bị khô, vừa ngăn ngừa sản sinh ra chất độc.

- Thường xuyên thay vỉ nướng khi có mảng bám thức ăn hoặc cháy khét.

- Đồ nướng tuy ngon nhưng ăn nhiều không tốt, vì thế chỉ nên sử dụng lượng vừa phải, cách quãng, có mức độ. Mỗi tuần chỉ nên ăn đồ nướng 1-2 lần, mỗi lần chỉ ăn khoảng 200gr. Để hạn chế lượng mỡ thừa trong quá trình ăn, có thể dùng kèm nước ép táo, dứa hoặc dùng chuối sau bữa ăn. Không uống nước ngọt có ga.

- Nên sử dụng các loại lò nướng chuyên nghiệp.

Bạch Dương

Clip: Cụ Rùa leo lên bờ hồ Gươm khiến nhiều người thích thú

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]