Bí quyết khỏe hơn khi ăn ít đường

Việc tiêu thụ nhiều đường không chỉ làm tăng cân mà còn mang lại nhiều rắc rối khác cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên cố gắng hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn.

0

Phần lớn các món ăn và đồ uống đều chứa khá nhiều đường tinh chế (như soda, bột ngũ cốc, bánh, kẹo và nhiều món ngọt khác), không cung cấp chất dinh dưỡng “lành mạnh” nào. Tiêu thụ quá mức những món ăn có nhiều đường trong một thời gian dài sẽ gây bệnh béo phì, tiểu đường và một số rắc rối khác. Ngoài ra, đường còn là nguyên nhân khiến tâm trạng thay đổi thất thường (hiếu động thái quá rồi sau đó bị kiệt sức), góp phần làm hình thành những mảng bám ở răng, gây sâu răng.

Nếu đang tìm cách để hạn chế việc tiêu thụ đường trong gia đình, bạn có thể tham khảo một số bí quyết hữu ích dưới đây để kế hoạch “cắt giảm các món ngọt” không gây ra quá nhiều xáo trộn, căng thẳng trong gia đình.

  • 1

    Thay nước ngọt bằng nước trái cây

    Đây được xem là một trong những cách đơn giản nhất để hạn chế bớt lượng đường. Nước trái cây cũng có vị ngọt, nhiều vitamin mà lại không có đường tinh chế. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng cách này vì nước trái cây vẫn có thể nhiều calo. Để giúp gia đình từ bỏ dần thói quen uống những loại nước ngọt quen thuộc, bạn nên dự trữ sẵn các loại nước không đường. Hãy nhớ rằng nước tinh khiết mới thật sự là lựa chọn số một cho cả nhà, tiếp theo là nước trái cây và sữa.

  • 2

    Tránh bột ngũ cốc có đường

    Không nên mua bột ngũ cốc đã có sẵn đường hoặc những loại thực phẩm tương tự được chế biến sẵn. Thay vào đó, nên chọn những loại bột ngũ cốc không đường và tự pha chế thêm lượng đường theo ý thích. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ nhỏ cho thêm trái cây vào bột thay cho đường.

  • 3

    Luyện trẻ thói quen ăn ít đường

    Ăn nhiều đường là một thói quen. Nếu bắt đầu dạy cho con ăn ít đường từ khi còn nhỏ, chắc chắn trẻ sẽ không mắc phải thói quen thích ăn đồ ngọt và ăn quá nhiều đường. Thay vì cho con nhâm nhi một chiếc bánh quy, hãy đưa cho chúng những miếng trái cây tươi hay các loại rau củ, bánh làm từ bột mì thô, phô mai, đậu và những thứ có nhiều dưỡng chất khác… Nếu trẻ học được thói quen lựa chọn những món ăn vặt có lợi cho sức khỏe khi còn nhỏ thì khi lớn lên chúng hầu như rất ít thèm đồ ngọt.

  • 4

    Không dừng ăn ngọt đột ngột

    Nếu cấm tất cả các loại đồ ngọt cùng lúc, nhiều thành viên gia đình sẽ có xu hướng thèm ăn chúng nhiều hơn. Hạn chế ăn những món có nhiều đường trong giới hạn từ một đến hai lần mỗi tuần là lý tưởng nhất (dĩ nhiên, cần đảm bảo kích cỡ của khẩu phần phải nằm ở mức tối thiểu). Dọn những món ngọt trong những chiếc chén, dĩa nhỏ cũng là bí quyết giúp bạn tạo ra cảm giác phong phú, dồi dào cho những lần ăn món ngọt.

  • 5

    Thay thế đường trong thức ăn

    Đối với những món nướng, có thể thay một nửa lượng đường trong công thức ướp bằng những thứ khác có độ ngọt tương tự. Rất khó để mọi người phát hiện ra sự khác biệt. Việc cho thêm nho khô, quế hay những loại gia vị khác cũng có tác dụng làm tăng vị ngọt cho món ăn. Cho thêm một muỗng canh nước trái cây không đường vào giai đoạn cuối của quá trình nấu sẽ giúp làm tăng thêm độ ngọt cho món ăn mà không cần phải cho thêm đường tinh luyện.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]