Bức xạ từ máy chụp CT ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?

Mong AloBacsi giải đáp giúp tôi về chỉ số liều tia xạ an toàn?

46.8071
Chào AloBacsi,
 
Mới đây tôi đọc được bài viết về không nên lạm dụng việc chụp cắt lớp CT. Mong AloBacsi giải đáp giúp câu hỏi sau:
1. Chỉ số liều tia xạ an toàn đối với con người như thế nào?
2. Mức tia xạ của các thiết bị y tế như: CT scanner- CT 64 dãy- CT264 dãy- 640 dãy?
 
Đây là vấn đề nhiều người không biết và rất nhiều người muốn biết. Xin trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe các bác sĩ. (Quang Hưng- Hà Nội)
 
Ảnh minh họa - nguồn internet

BS Nguyễn Vỹ:
 
Bạn Hưng thân mến,

 

Con người phơi nhiễm với bức xạ từ hai nguồn tự nhiên và nhân tạo. Để xác định mức an toàn, bước quan trọng đầu tiên là ước tính sự phơi nhiễm hàng năm của bạn với bức xạ xảy ra trong tự nhiên. Liều bức xạ thường được mô tả bằng đơn vị millirem, viết tắt là “mrem”.

 

Nguồn bức xạ trong tự nhiên

 

- Radon: là một chất khí phóng xạ mà bạn không thể nhìn thấy, nếm, hoặc ngửi và có nồng độ rất nhỏ từ đất. Liều radon hít được ước tính khoảng 230 mrem một năm.

 

- Bức xạ từ vũ trụ: Nguồn bức xạ này ở bên ngoài không gian, đến từ mặt trời và các ngôi sao. Sự phơi nhiễm bức xạ này phụ thuộc vào độ cao. Mức độ có thể dao động từ khoảng 30 mrem mỗi năm ở mực nước biển, đến khoảng 100 mrem mỗi năm ở độ cao 2 dặm.

 

- Bức xạ từ trái đất: Bức xạ này do các chất uranium, thorium và các chất phóng xạ tự nhiên khác có trong đất. Mức trung bình khoảng 20 mrem mỗi năm và cũng tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống.

 

- Bức xạ từ bên trong cơ thể: Thực phẩm và nước tự nhiên có chứa các chất phóng xạ như: potassium, uranium, thorium and carbon. Ước tính cơ thể của chúng ta hấp thu một liều trung bình khoảng 25 mrem một năm.

 

Nói chung, mức bức xạ trong tự nhiên mà chúng ta phơi nhiễm khoảng 300 mrem mỗi năm. Đây được xem là mức bức xạ hợp lý và an toàn.

 

Mức bức xạ từ máy chụp CT (Computed Tomography) ở các cơ quan cơ thể được khảo sát như sau:

 

Cơ quan khảo sát

Liều bức xạ

Nguy cơ

Bụng và khung chậu

1000 mrem

Thấp

Bụng và khung chậu lập lại có và không có thuốc Cản quang

2000 mrem

Trung bình

Đầu

200 mrem

Rất thấp

Đầu lập lại có và không có thuốc Cản quang

400 mrem

Thấp

Cột sống

600 mrem

Thấp

Ngực

700 mrem

Thấp

Tim

300 mrem

Thấp

 

Bởi vì sự khác nhau giữa mô và các cơ quan cơ thể nên mức độ phơi nhiễm với tia bức xạ cũng khác nhau. Do đó, nguy cơ thực sự từ bức xạ ở các phần cơ thể cũng khác nhau.

 

Y học hạt nhân là một ngành của hình ảnh y khoa có sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ để giúp chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng hoặc điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có nhiều loại ung thư, bệnh tim và một số bất thường khác trong cơ thể.
 
Mức nguy cơ phụ thuộc vào khu vực khảo sát, nhưng nhìn chung mức độ phơi nhiễm với bức xạ rất ít. Nguy cơ phát triển ung thư từ phơi nhiễm bức xạ không lớn so với lợi ích đem lại từ các phương tiện chẩn đoán này.

 

Để giảm nguy cơ phơi nhiễm từ bức xạ, khi chụp CT, các BS sẽ giới hạn thời gian tối thiểu chụp, điều chỉnh tư thế bệnh nhân thích hợp, che chắn vùng lân cận và sử dụng liều thấp nhất có thể để cho hình ảnh tốt nhất. Tuy nhiên, cũng như các phương tiện chẩn đoán khác, bạn chỉ nên chụp CT khi cần thiết và có chỉ định từ BS chuyên khoa.

 

Thân mến,

 

(Bài liên quan: Một đời người chỉ nên chụp CT nhiều nhất 10 lần?)



 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: [email protected].

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]