Các loại thủy hải sản có nguy cơ thiếu hàng

Dịch cúm gia cầm đang hoành hành đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường thực phẩm . Giá cả các mặt hàng thủy hải sản ngày càng tăng cao và có nguy cơ thiếu hàng

15.5692
Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, chủ sạp thịt heo tại chợ Hòa Bình, quận 5, than vãn về tình trạng ế ẩm do nhiều thông tin liên quan đến dịch bệnh. Trước đây mỗi ngày bà Hồng bán cả tạ thịt heo, nhưng gần đây chỉ bán được vài ba chục ký. Ngược lại, những người bán cá biển, cá nước ngọt, nước lợ đều trúng mùa "bán chạy như tôm tươi" cho dù giá tăng từ 5.000 đồng - 10.000 đồng/kg tùy loại.

Các loại thủy hải sản tiêu thụ mạnh

Theo Ban Quản lý chợ
đầu mối thủy hải sản Chánh Hưng, quận 8, TPHCM lượng thủy sản về chợ hiện nay từ 250 - 300 tấn/ngày, tăng 30 tấn so với tuần trước. Giá nhiều loại mặt hàng đang đứng ở mức cao, chẳng hạn cá thu từ 35.000 đồng - 40.000 đồng/kg, cá tra từ 18.000 đồng - 22.000 đồng/kg, cá lóc từ 18.000 đồng - 22.0000 đồng/kg. Hiện giá tôm đang có chiều hướng tăng, do lượng về ít, giá từ 100.000 đồng/kg trở lên. Ban quản lý chợ còn cho biết thêm, trước đây nhiều hộ bán không hết hàng phải bán cả ban ngày thậm chí phải muối cá chờ hôm sau bán tiếp nhưng nay hàng về bao nhiêu đều được tiêu thụ hết sạch trong đêm. Các siêu thị cũng cho biết mặt hàng thủy hải sản tươi sống sức tiêu thụ tăng trên 30%. Tại hệ thống siêu thị Co-opMart trước đây tiêu thụ khoảng 700 kg thủy hải sản tươi sống, nay tăng lên 1 tấn/ngày. Giá các loại cá đông lạnh tăng từ 2.000 đồng - 3.000 đồng/kg, riêng hàng thủy sản tươi sống được các siêu thị điều chỉnh giá hằng ngày theo giá thị trường bên ngoài. Các đơn vị kinh doanh thủy hải sản cũng cho biết, khách hàng đặt hàng tăng lên khoảng 40%. Trong đó có nhiều bếp ăn tập thể, trường học... trước đây chỉ đặt hàng 2 ngày trong tuần thì nay tăng lên 4 ngày. Theo các đơn vị kinh doanh thủy sản, sở dĩ giá thủy sản tăng ngoài lý do sức tiêu thụ tăng còn có nguyên nhân lượng cá đồng từ sau Tết gần như cạn kiệt; nguồn cá biển vào thời điểm này lệ thuộc nhiều vào thời tiết. Riêng mặt hàng tôm hiện các doanh nghiệp đã tiêu thụ gần hết nguồn hàng đông lạnh dự trữ. Mùa vụ nuôi tôm chưa đến ngày thu hoạch, phải đợi đến giữa tháng 3 tới. Các đơn vị kinh doanh thủy hải sản ráo riết chuẩn bị nguồn hàng Do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, nhiều đơn vị kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản phải tổ chức lại việc sản xuất cũng như khâu thu mua. Công ty Kinh doanh Thủy hải sản TPHCM (APT) đã chuẩn bị từ trước Tết đđối phó với dịch cúm gia cầm sẽ tác động đến thị trường thủy hải sản. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu công ty, cho biết đơn vị đã tận dụng triệt để các ao hồ, bè sẵn có tại Tây Ninh (7 ha diện tích nuôi cá), 15 bè nuôi cá ở Đồng Tháp và Đồng Nai để kịp thời cung cấp hàng ra thị trường. Công ty tập trung thu mua các loại cá "lỡ" để chỉ cần nuôi tiếp khoảng 2 tháng là có cá bán ra thị trường. Ngoài ra, APT còn đầu tư gần 20 bè nuôi cá diêu hồng tại tỉnh Tiền Giang, với vốn đầu tư khoảng 1 tỉ đồng, đây là loại cá có sức tăng trưởng nhanh. Các đơn vị kinh doanh thủy hải sản còn cho biết, họ đang tổ chức tăng cường hệ thống thu mua từ các tỉnh (cá nuôi), các đoàn tàu đánh bắt cá biển ở Vũng Tàu, Kiên Giang, Phan Thiết... Bà Huỳnh Thị Thanh Giang, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Agifish An Giang, cho biết sức tiêu thụ cá tra, cá basa hiện nay tăng gấp 3 lần so với trước thời điểm xảy ra dịch cúm gia cầm. Từ khi xảy ra dịch, công ty đã chủ động bàn bạc với các chủ trại cá bè trong câu lạc bộ cá bè của tỉnh để chủ động nguồn hàng, đđáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, do sức tiêu thụ tăng quá nhanh nên công ty phải tìm thêm nguồn hàng từ các vùng lân cận như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long... Người dân ở nhiều tỉnh ĐBSCL cũng nhanh chóng đầu tư nuôi cá trên đồng. Nhiều người dân dám đầu tư bạc tỉ thuê thêm đất để nuôi cá trên đồng hoặc ao hồ. Bà Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Vĩnh Long, cho biết hiện nay phong trào nuôi trồng thủy sản trong tỉnh đang tăng lên rất mạnh vì các loại cá tiêu thụ mạnh và được giá. Nhiều bà con trước đây chuyên canh tác cây lúa thì nay chuyển sang nuôi cá theo dạng bán thâm canh. Trong đó cá lóc, cá rô đồng, rô phi, diêu hồng được nuôi nhiều nhất. Dọc theo sông Cửu Long thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long có đến 148 bè nuôi cá được đầu tư mạnh, bình quân 40 tấn cá/bè/vụ (một năm nuôi 2 vụ).
NGUYỄN HẢI
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]