Tác giả Ngọc Thuộc mục Cách chế biến, Sức khỏe
Phụ nữ khi mang thai quan rất cần được chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo cho mẹ và bé được mạnh khỏe. Trong gia đoạn thai kì, bà mẹ cần tẩm bổ nhiều món, dưới đây là các món ăn từ cá chép có lợi cho bà mẹ từ khi mang thai đến khi sinh em bé. Mời bạn cùng tham khảo.
1. Cá chép hầm gạo nếp
Nguyên liệu: 1 con cá chép 250g, 1 lát gừng 5g, 1-2 thìa café rượu trắng, 200g gạo nếp.
Cách làm: Gạo nếp vo qua cho sạch, cho vào nồi ninh với nước có dung tích bằng 3 lần cốc chứa gạo, ninh đến khi sôi thì vặn lửa thật nhỏ cho nhừ, thi thoảng chế thêm nước cho cháo không bị cháy. Cá chép móc mang, moi ruột và đánh vẩy, khía các đường song song ở phần mình cá. Cho cá vào nồi luộc với 200ml nước cùng chút muối, hạt nêm. Cá sau khi luộc chín thì vớt ra, đổ phần nước luộc cá vào nồi gạo nếp đang ninh. Ướp cá chép với gừng dập nhỏ, 1 thìa café rượu trắng trong 15 phút rồi cho cá vào ninh cùng với gạo nếp. Ninh đến khi nhừ là được.
Cháo cá chép gạo nếp có tác dụng an thai, bổ khí huyết, trị mỏi mệt và thiếu máu, đặc biệt rất lợi sữa sau sinh.
2. Cháo cá chép đậu đỏ
Nguyên liệu: 1 con cá chép 500g, 120g đậu đỏ, 1 lát gừng 5g, hành khô 10g.
Cách làm: đậu đỏ vo qua với nước sạch, nhặt các hạt sâu mọt rồi ngâm ngập trong nước ít nhất 4 tiếng cho thật đẫy. Sau đó cho đậu vào nồi, đong thêm 300ml nước sạch cho vào đun cùng đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa. Cá chép sau khi làm sạch thì chặt khúc, có thể luộc qua rồi cho vào nồi đậu ninh cùng đến khi nhừ thành cháo. Nêm chút hạt nêm, bột ngọt cho vừa vị. Cháo nhừ thì dập gừng, thái hành lát mỏng cho vào cùng.
Nấu cháo nhạt sẽ tốt hơn cho tiêu hóa. Cháo đậu đỏ cá chespp sẽ giúp phụ nữ khi mang thai ở tháng thứ 5-6 khỏi chứng bị phù chân, sưng mặt.
3. Canh cá chép với táo
Nguyên liệu: 1 con cá chép khoảng 500g, đại táo (táo tàu) 40g, các gia vị hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, 100g hành hoa
Cách làm: Cá sau khi làm sạch, đánh vẩy rồi chặt khúc vừa ăn, ướp cá với 2 thìa café hạt nêm, 2 thìa café nước mắm, để ngấm trong 30 phút. Táo rửa sạch, ngâm với nước muối loảng. Hành hoa rửa sạch, thái phần củ riêng, lá riêng. Phi thơm hành củ với dầu nóng rồi cho cá vào chiên qua cho vàng hai mặt, chế thêm 250ml nước lọc, đợi nước sôi thì thả táo tàu vào cùng, ninh thêm 10 phút nữa là canh được. Nêm cho vừa vị ngọt mặn, thả hành lá vào rồi tắt bếp.
Ăn canh cá chép với táo vào những tháng đầu thai kì có tác dụng trợ thai sinh trưởng và phát triển tốt, kiện tỳ dưỡng huyết cho bà mẹ.
4. Cháo cá chép với hành và nghệ
Nguyên liệu: Cá chép 1 con khoảng 500g, gạo tẻ 100g, 50g hành lá, 1 thìa café bột nghệ, 1 thìa café rượu vang, 1 thìa canh nước mắm và 1 thìa canh hạt nêm.
Cách làm:
Cá chép làm sạch, chặt khúc, khía các đường nhỏ quanh lườn để dễ ngấm gia vị. ướp cá với 1 thài rượu vang, bột nghệ trong 20 phút rồi luộc chín với chút nước. Sau đó lấy cá, gỡ bỏ xương lấy thịt và nước luộc. Gạo tẻ vo qua rồi cho vào ninh với 200ml nước thành cháo. Đợi đến khi cháo nhừ thì cho nước luộc cá và thịt cá vào ninh thêm 5 phút. Cuối cùng cho thêm gia vị, hạt nêm, nước mắm cho vừa. Ăn nóng cùng với chút hành hoa, hạt tiêu cháo sẽ không bị tanh.
Cháo này có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù và lợi sữa cho mẹ.
5. Cá chép hấp
Nguyên liệu: 1 con cá chép 250-300g, 300-500 ngải cứu, gia vị (hạt nêm, nước mắm, tiêu…)
Cách làm: Rau ngải cứu nhặt rồi rửa sạch với nước, lấy phần non. Cá cắt bỏ mang, đánh vẩy, giữ nguyên bộ ruột. Phải làm cá thật nhanh để giữ máu. Sau khi làm xong sát cá với chút hạt nêm, đặt cá vào giữa đĩa, xếp ngải cứu xung quanh, cho vào nồi hấp cách thủy đến khi chín. Cá hấp xong ăn nóng, chấm với xì dầu hoặc nước mắm pha nhạt.
Ăn cá hấp ở những tháng khi mang bầu và cả sau khi sinh rất lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé bởi món ăn rất nhiều dinh dưỡng.
Sự chăm sóc về dinh dưỡng là không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai, các ông chồng hãy chịu khó vào bếp và tự tay nấu những món ăn từ cá chép dinh dưỡng này giúp mẹ và bé khỏe mạnh nhé.
Comments
comments