Cách làm củ kiệu chua ngọt trắng tinh cho ngày Tết

Sắp Tết rồi, bạn hãy nhanh tay mua củ kiệu để làm món củ kiệu chua ngọt nhé! Cách làm củ kiệu chua ngọt cực đơn giản, củ kiệu trắng giòn, chua ngọt ăn kèm với bánh chưng, bánh tét là ngon nhất đấy.

15.5874

Các món dưa muối, hành muối có lẽ đã quá quen thuộc với bữa cơm gia đình người Việt mỗi khi Tết đến. Nhưng món kiệu ngâm chua ngọt cũng là một trong các món ăn rất hấp dẫn vào Tết và quen thuộc với mọi người. Tết cũng là khoảng thời gian thu hoạch kiệu, nên bạn có thể học cách làm củ kiệu chua ngọt và kiệu ngâm mắm rất hấp dẫn cho cả nhà ăn chống ngán vào những ngày này.

Cách làm củ kiệu chua ngọt và kiệu ngâm mắm rất đơn giản, điều quan trọng là bạn phải chọn được kiệu ngon và pha chế nước ngâm theo đúng chuẩn công thức. Như thế, kiệu sẽ ngấm đều gia vị và có màu đẹp mắt.

Nguyên liệu

Ngoài cách làm củ kiệu chua ngọt, hôm nay, bạn còn biết thêm công thức làm củ kiệu ngâm mắm cũng tuyệt vời đấy. Cùng chuẩn bị nguyên liệu nhé:

- 500gr kiệu, bạn nên chọn những củ kiệu vừa, cùng cỡ với nhau

- 1 lít nước + 1 vốc tro bếp

- 1 lít nước + 1 nhúm muối hột hoặc muối bọt 

Hỗn hợp để ngâm củ kiệu chua ngọt

- 200gr đường cát trắng + 1 muỗng canh muối

- 200ml dấm trắng + 1 muỗng canh đường + ¼ muỗng cà phê muối 

Hỗn hợp để ngâm củ kiệu nước mắm

- 250ml mắm nguyên chất loại ngon + 300gr đường cát

 
  • 1

    Sơ chế củ kiệu

    Bạn hòa tan tro bếp ( đốt bằng rơm) với nước, thả kiệu vào, ngâm qua đêm. Nếu bạn không có tro bếp, bạn có thể sử dụng nước muối để ngâm kiệu, nhưng thời gian ngâm ít hơn để muối không ngấm vào kiệu sẽ gây mặn nhé!

    Bước đầu tiên thực hiện chung cho cả cách làm củ kiệu chua ngọt và kiệu ngâm mắm là bạn cần sơ chế củ kiệu.
     
  • 2

    Sau khi ngâm xong, bạn vớt kiệu ra để làm sạch. Cắt bỏ phần đầu và rễ của kiệu, lưu ý, bạn chỉ cần cắt bỏ phần đầu rễ cho sạch, không cắt phạm vào củ kiệu khiến đầu kiệu non dễ bị ngấm nước, sau ngâm chua ngọt hay ngâm mắm sẽ mất đi cảm giác giòn giòn của kiệu.

    Để kiệu giòn hơn, bạn ngâm kiệu làm sạch vào ngâm trong nước đá. Sau đó bạn xả sạch kiệu rồi mang đi phơi nắng cho kiệu hơi héo lại. Nếu sau khi phơi kiệu còn sót rễ, bạn mang kiệu đi lột bỏ vỏ mỏng bên ngoài và cắt sạch đầu rễ của kiệu một lần nữa, xả sạch và để ráo nước.

    Sau khi ngâm xong,  vớt kiệu ra và làm sạch vỏ và mang đi phơi nắng cho giòn.
  • 3

    Cách làm củ kiệu chua ngọt

    Để làm kiệu chua ngọt ngon nhất, bạn nên muối kiệu vào trong hũ thủy tinh có nắp đậy. Hũ thủy tinh rửa sạch, để khô ráo. Xếp kiệu vào hũ/keo, ướp với 200gr đường cát trắng + 1 muỗng canh muối. Cứ một lớp kiệu dày chừng 2 cm, lại rải đều lớp đường và ít muối. Xếp đến khi đầy hũ. Sau đó bạn đậy  chặt hũ kiệu lại, để chừng 5- 7 ngày cho đường muối tan ra và thấm vào kiệu.

    Với cách làm củ kiệu chua ngọt, bạn nên muối vào lọ thủy tinh.

    Thêm bí quyết cho bạn nếu muốn làm củ kiệu chua ngọt để lâu: Bạn thêm khoảng ½ muỗng cà phê muối, khi đường tan rồi để kiệu lên men tự nhiên. Kiệu này có thể giữ được cả năm nếu để trong tủ lạnh.

    Đến khi muốn ăn, trước đó 3 ngày, vớt kiệu ra một hũ khác. Hòa tan200ml dấm trắng + 1 muỗng canh đường + ¼ muỗng cà phê muối rồi đun nhỏ lửa chừng 15 phút cho keo. Để nguội hoàn toàn mới đổ vào hũ kiệu cho thấm. 

    Muốn kiệu giữ được lâu, hãy tham khảo bí quyết trên nhé!
  • 4

    Cách làm củ kiệu ngâm mắm

    Kiệu sau khi phơi khô (nên phơi tầm 2 ngày nắng cho kiệu khô bớt nước), xếp vào hũ, kèm theo ít ớt khô. Hòa tan 250ml mắm nguyên chất loại ngon + 300gr đường cát, nấu chừng 20-25 phút cho keo lại, để nguội hoàn toàn, rồi đổ vào hũ.

    Nếu không thích làm kiệu chua ngọt, bạn có thể làm kiệu ngâm mắm cũng rất ngon.
  • 5

    Ngâm chừng 3 ngày, nước trong kiệu sẽ ra làm loãng mắm. Lúc này đổ nước mắm ra, cho nước mắm đó lên đun lại lần nữa cho keo lại. Để nguội hoàn toàn rồi mới đổ vào hũ kiệu. Cách này có thể giữ được cả năm trong điều kiện thoáng mát bên ngoài.

    Bạn ngâm kiệu trong hỗn hợp mắm trong 3 ngày rồi đổ ra đun lại để nguội mới đổ vào hũ kiệu nhé!
Thành phẩm

Tết đến xuân về không thể thiếu bánh chưng, bánh tét và đĩa hành/kiệu muối. Bánh chưng, bánh tét mà thiếu kiệu thì phong vị ngày Tết dường như không còn trọn vẹn nữa. Với người Việt, hũ kiệu chua ngọt và kiệu ngâm mắm là món ăn rất cần thiết bởi trong những ngày Tết có quá nhiều món ăn ngấy ngán khiến bạn khó tiêu và đầy bụng. Vì thế, có một đĩa kiệu chua ngọt sẽ giúp bạn ngon miệng hơn, chống ngấy ngán và giúp tiêu hóa tốt.

Muốn học cách làm kiệu chua ngọt hoặc kiệu ngâm mắm ngon phải có bí quyết, nếu  không cẩn thận, món kiệu của bạn rất dễ bị ngấm quá nhiều nước hoặc kiệu có thể cũng bị khú như dưa chua vậy. Chính vì thế, hãy nhanh tay bỏ ngay 2 công thức làm kiệu ngon này cho ngày Tết nhé.

Sắp Tết rồi, bạn hãy nhanh tay mua củ kiệu để để làm 2 món kiệu ngon nhé!

Ngoài 2 món kiệu trên, bạn có thể tham khảo một số khác cho ngày Tết nha:

>>> 

>>> 

>>> 

Chúc các bạn thành công với cách làm củ kiệu chua ngọt và củ kiệu ngâm mắm và đón Tết vui vẻ!

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]