Cách phòng tránh kiến ba khoang vào nhà

Không nên tìm cách tiêu diệt kiến ba khoang mà hãy tìm cách xua đuổi chúng ra khỏi môi trường sống của mình...

15.6149

Kiến ba khoang là con gì?

Theo nghiên cứu của ThS Lê Hữu Doanh – Bộ môn Da liễu, ĐH Y Hà Nội - kiến khoang (có tên khoa học là Paederus) là côn trùng thuộc họ Staphylinidae (nhưng theo phân loại khác có thể đứng độc lập theo họ Paederinae). Họ này có tới 1.400-20.000 giống rất giống nhau. Dân gian gọi bằng nhiều tên như: kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít…

Kiến khoang sinh sản quanh năm, nhưng chủ yếu nhiều vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm. Đây là loại côn trùng vùng nhiệt đới, nóng ẩm. Paederus hoạt động ban ngày (điều này có thể giải thích được tại sao buổi tối hay gặp Paederus quanh bóng điện sáng). Do ưa khí hậu ẩm nên có thể gặp kiến khoang ở quanh bóng đèn trong các buồng làm việc, buồng ngủ, nhất là ở các cơ quan, nhà dân cạnh đồng ruộng, hồ, gần bãi rác...

Theo mô tả của ThS Lê Hữu Doanh, vào mùa mưa, ban đêm, Paederus theo ánh đèn bay vào buồng làm việc, buồng ngủ, buồng tắm. Bệnh nhân làm việc, ngủ, tắm dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ mặt, phần hở thân mình vô tình giơ tay quệt, đập làm côn trùng có chứa chất pederin xiết lên da, hoặc côn trùng bám vào khăn mặt rơi vào bồn rửa, bệnh nhân không chú ý nên xát phải côn trùng lên da và gây viêm da phỏng nước.

Có thể kèm theo ngây ngấy sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả 2 mắt, 2-3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn, gây sưng đau khiến đi lại khó khăn. Các phỏng mủ tiến triển ngoài 3 ngày thì đóng vẩy tiết khô dần, khi rụng vẩy để lại vết sẫm màu, toàn bộ đợt tiến triển có thể kéo dài 5-20 ngày.


Cách phòng tránh kiến ba khoang vào nhà

Kiến ba khoang không phải loài côn trùng chủ động đốt người và cũng không phải loài côn trùng truyền bệnh, vì thế thực chất nó không đáng ghét như người ta vẫn thành kiến về nó.

Hơn nữa, kiến ba khoang thuộc loại côn trùng có lợi, vẫn được coi là bạn của nhà nông. Vì thế không nên tìm cách tiêu diệt kiến ba khoang mà hãy tìm cách xua đuổi chúng ra khỏi môi trường sống của mình.

Những cách phòng ngừa kiến ba khoang

- Đóng kín cửa để kiến không chui vào nhà được.

- Buông rèm che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến ba khoang.

- Làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ, lỗ thông khí.

- Buổi tối không nên bật đèn neon, không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn.

- Nếu có thể thì bật đèn ban công để thu hút kiến ba khoang ở ngoài, không chui vào nhà nữa.

- Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, cần đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót, không nên tiếp xúc trực tiếp.

- Buổi tối khi tắm rửa chú ý giũ mạnh khăn mặt trước khi dùng;

Nên đọc

- Vào mùa mưa, để đề phòng côn trùng bay vào nhà, có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại.

- Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối, xà phòng... để ngăn không nổi thành phỏng nước, phỏng mủ.

- Nếu phát hiện thấy kiến ba khoang đậu bám trên người nên thổi nhẹ cho chúng bay đi, không nên đập chết và chà xát mạnh trên da vì độc tố pederin trên cơ thể kiến có thể xuyên thấm, xâm nhập qua da gây bệnh.

- Khi làm việc dưới ánh đèn tránh phản xạ quệt tay khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt.

- Vào mùa mưa, để đề phòng côn trùng bay vào nhà, có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại. Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối, xà phòng... để ngăn không nổi thành phỏng nước, phỏng mủ.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]