Cách tính tiền điện khi chưa chốt số

TP - Ngành điện không thể chốt số công tơ kịp theo đúng thời điểm điện tăng giá ngày 1-3. Như vậy cách tính tiền điện sẽ được thực hiện ra sao?

15.599
Tổng công ty Điện lực miền Nam thay bóng đèn Compact tiết kiệm điện cho đồng bào Kh’me vùng sâu tỉnh Sóc Trăng Ảnh: Đại Dương

>>

Tổng công ty Điện lực miền Nam thay bóng đèn Compact tiết kiệm điện cho đồng bào Kh’me vùng sâu tỉnh Sóc Trăng.
Ảnh: Đại Dương .

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Kinh doanh (Tổng Cty Điện lực Hà Nội) cho biết, đến chiều 1-3, các đơn vị thành viên của Tổng Cty đã chốt hết 119.000 hộ sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt để áp dụng giá điện mới, theo quy định.

Theo ông Tuấn, đối với các hộ (khoảng 1,7 triệu hộ) sử dụng điện sinh hoạt, sẽ chốt công tơ vào các ngày bình thường như tháng trước đó (tùy khu vực, rải rác vào các ngày trong tháng). Cách tính tiền điện sinh hoạt theo bậc thang được sử dụng phương pháp nội suy, dựa trên tổng sản lượng điện khách hàng sử dụng trong kỳ, số ngày sử dụng giá cũ, số ngày sử dụng giá mới, trên cơ sở đó tính tiền điện.

Cũng theo Tổng Cty Điện lực Hà Nội, trong 30 ngày, kể từ 1-3, các hộ nghèo, thu nhập thấp, thường xuyên sử dụng dưới 50 số điện/tháng, phải tới đăng ký với bên bán điện để làm thủ tục, được hưởng mức giá bậc 1 (993 đồng/số) từ tháng 4-2011. Tuy nhiên, đối với các hộ trên, sau khi đăng ký, nếu 3 tháng liên tiếp vẫn sử dụng vượt quá 150 số, bên bán điện sẽ tự động áp giá bán lẻ điện cho các hộ thông thường từ các tháng tiếp theo.

Thẻ trả trước phải chờ 5-7 tháng nữa

Một nội dung mới trong thanh toán tiền điện của ngành điện là cho phép dùng thẻ trả tiền trước, được cho là tiện lợi cho nhóm khách hàng sử dụng điện với mục đích sinh hoạt tạm thời, ngắn hạn, nhất là sinh viên, người lao động thu nhập thấp... thuê nhà trọ.

Ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) phân tích: “Hiện do tình trạng người thuê nhà không ký hợp đồng trực tiếp với bên bán điện, mà chỉ sử dụng điện qua hợp đồng của chủ nhà (người ký hợp đồng). Tuy nhiên, theo quy định, chủ nhà mua điện chỉ được dùng cho sinh hoạt, không được bán lại, nhưng nhiều người lợi dụng để thu giá cao, vi phạm pháp luật”.

“Lâu nay, người thuê nhà chỉ phản ánh một cách chung là giá điện cao. Thực tế, khi đi điều tra, thì không ai nói cả, vì sợ chủ nhà đuổi. Quy định mới cũng cho phép chủ nhà thu thêm 10% so với giá quy định (phần tổn thất điện năng, chiếu sáng công cộng...). Tuy vậy, nếu có thu quá, thì cũng không phạt người ta được, trừ khi người thuê nhà tố cáo, có bằng chứng hóa đơn” - ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng, chỉ có dùng giải pháp công nghệ là thẻ, mới giúp được người thuê nhà sử dụng điện theo giá chuẩn. “Người sử dụng không cần phải ký hợp đồng với bên bán điện. Tuy nhiên, cũng theo ông Thắng, việc triển khai, không thể một sớm một chiều.

“Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải triển khai nhiều việc, như mua công tơ, thí điểm, phát hành thẻ, có cơ chế hạch toán tài chính… sau đó, mới bắt đầu quảng bá, phổ biến rộng rãi. Nếu làm được cũng phải 5 - 7 tháng nữa”.

Còn theo ông Nguyễn Anh Tuấn, EVN đang nghiên cứu để quyết định đầu tư. Theo giá quy định sử dụng công tơ thẻ hiện nay là 1.693 đồng/KWh, khách hàng sử dụng loại này sẽ tương đương với nhóm khách hàng sử dụng công tơ bình thường, dùng trên 440 KWh/tháng”.

Ông Tuấn ví dụ, hộ A sử dụng 401 số (KWh) trong kỳ chốt số điện sử dụng từ ngày 12-2 đến 12-3 (12-3 là ngày chốt, số ngày sử dụng là 28 ngày). Như vậy, hộ A có 16 ngày sử dụng điện giá cũ và 12 ngày sử dụng giá mới. Theo đó, sản lượng điện tính theo giá cũ của hộ A được tính (phương thức làm tròn): Tổng sản lượng điện sử dụng chia cho số ngày sử dụng, rồi nhân với số ngày sử dụng giá cũ, được 229 số.

Cách làm tương tự, với sản lượng điện được tính giá mới là 172 số. Mỗi loại sản lượng được tính theo biểu giá (cũ, mới) theo quy định, do vậy ông A phải nộp tiền điện trong kỳ vừa qua là 606.559 đồng (chưa tính thuế VAT), trong đó 329.366 đồng (theo giá cũ) và 277.193 đồng (theo giá mới). 


Báo giấy

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]