“Cầm chiếc bánh quê thơm ngon, càng nhớ cội nguồn nồng ấm”

* Đặt nhà máy sản xuất tại Củ Chi, với thế mạnh của huyện ngoại thành là đất đai khá rộng, vị trí địa lý thuận lợi: Một mặt giáp sông Sài Gòn, mặt khác giáp đường Xuyên Á, ông sẽ làm gì để góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu tại đây?

0

Vào năm 1989, tại Hội chợ Giảng Võ (Hà Nội), với chiếc huy chương bạc dành cho sản phẩm bánh tráng được sản xuất tại TP.HCM bằng nguyên liệu chính là gạo, doanh nghiệp Phong Phú được nhiều khách hàng biết đến. Từ vài loại bánh tráng ban đầu được xuất khẩu sang Mỹ, đến nay Phong Phú đã sản xuất được nhiều loại bánh tráng như: bánh tráng tròn, bánh tráng vuông, bánh tráng góc tư... và thị trường được mở rộng dần sang Canada, Úc, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Vào thập niên 90, bánh tráng của doanh nghiệp sản xuất không đủ để xuất khẩu theo yêu cầu của khách.

Để đáp ứng được đơn đặt hàng dồn dập, ông Nguyễn Nho Cương - Chủ doanh nghiệp đã có sáng kiến dạy nghề cho bà con và thu mua lại sản phẩm của các cơ sở gia công để xuất khẩu. Thời gian này, chỉ riêng huyện Củ Chi đã có cả trăm cơ sở chuyên sản xuất bánh tráng cho Phong Phú!

* Vì sao bánh tráng do Phong Phú sản xuất ngày càng được nhiều người ưa chuộng, hẳn ông có “bí quyết” trong khâu chế biến?

- Doanh nghiệp Phong Phú sản xuất bánh tráng xuất khẩu tính đến nay đã gần 30 năm. Ban đầu chỉ làm bánh tráng, sau thấy thị trường có nhu cầu về bún khô, hủ tiếu dai, phở khô, bánh ướt khô... nên tôi quyết định đầu tư thêm máy móc, thiết bị sản xuất thêm các loại sản phẩm này. Tuy nhiên, bánh tráng Phong Phú vẫn là sản phẩm được nhiều người ưu thích, đặc biệt là bà con Việt kiều. Đặc điểm của bánh là mềm, mỏng, không mặn, có mùi thơm đặc trưng; khi thấm ướt bánh không dính với nhau, dai, dễ cuốn thực phẩm, rau ghém vào bên trong; dùng ăn liền hoặc chiên tùy theo ý thích.

Ngoài ra, bánh được chế biến từ nguyên liệu chính là bột gạo từ lúa mùa (loại lúa này có thời gian sinh trưởng là sáu tháng, gấp đôi lúa ngắn ngày - PV), chứ không sử dụng loại gạo từ lúa ngắn ngày hay lúa biến đổi gen. Làm bánh tráng cũng cần có cái tâm, chỉ nguyên liệu thôi chưa đủ, các khâu còn lại như trộn bột, hấp, sấy khô, định hình, đóng gói và cả bảo quản cũng phải tuân theo một chuẩn mực nhất định.

* Ông vừa nói đến cái “tâm”, vậy cái “tâm” đó được thể hiện ra sao tại Phong Phú?

- Hiện nay, mặc dù Phong Phú đã có dây chuyền sản xuất hiện đại, nhưng người thợ đứng máy vẫn phải có tay nghề cao trong việc pha chế bột và các loại nguyên liệu khác, nhất là phải canh nhiệt độ khi hấp chín bánh và sấy khô cho thích hợp. Nếu nhiệt độ quá cao bánh sẽ bị giòn, dễ bị vỡ khi đóng gói hay di chuyển. Thợ không có tâm, làm việc không tập trung thì khó cho ra sản phẩm chất lượng cao.

Cái tâm của người thợ làm bánh tráng còn thể hiện ở chỗ: sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Để làm được điều này, Phong Phú đã trang bị đầy đủ vật dụng bảo hộ lao động cho công nhân, đồng thời nhắc nhở họ phải luôn tuân thủ các quy định sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP mà Phong Phú đang hướng tới. Có lẽ ý thức được điều này, nên hầu hết anh, chị em công nhân đều cố gắng làm việc hết mình để cho ra những sản phẩm có chất lượng cao, đạt yêu cầu về xuất khẩu.

* Ngoài việc chăm lo cho chất lượng chiếc bánh tráng, nghe các đồng nghiệp kể ông còn thích sưu tầm nhà rường, nhà cột?

- Nếu như trước đây, hàng tháng Phong Phú xuất 8 - 10 container sản phẩm, thì năm nay có thể sẽ bị giảm chút ít. Nhưng tôi không lo ngại, bởi khi gặp khó khăn, hầu hết người dân bình thường đều không dám mua sắm nhiều như trước, đặc biệt là các món hàng đắt giá, nhưng họ vẫn phải mua thực phẩm và các vật dụng cần thiết. Sản phẩm của Phong Phú cũng là thực phẩm và tất nhiên, người tiêu dùng sẽ khó quay lưng với loại sản phẩm này. Tôi tin thế giới rồi sẽ vượt qua cơn khủng hoảng, khi ấy thị trường xuất khẩu bánh tráng tăng cầu, chúng tôi cũng sẽ tăng cung để kịp đáp ứng và khôi phục thị trường đã thiết lập từ nhiều năm qua.

 

Kiểm tra chất lượng bánh tráng trước khi đóng gói

* Ông chuẩn bị gì để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường khi khủng hoảng qua đi như ông vừa dự đoán?

- Nhiều năm qua, Phong Phú tập trung làm hàng phục vụ xuất khẩu và bây giờ vẫn vậy. Ngay trong năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một nhà máy mới rộng trên 6.000m2, đạt tiêu chuẩn về thực hành sản xuất theo HACCP, do một công ty Mỹ tư vấn. Dự kiến vào cuối năm, nhà máy mới sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất, khi ấy công suất các loại bánh của Phong Phú sẽ tăng gấp đôi. Sau đó Phong Phú tiếp tục nâng cấp nhà xưởng cũ để từ năm 2011, tất cả các sản phẩm của Phong Phú đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các quốc gia trên thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng lần này là cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như Phong Phú, là dịp để Ban lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định lại chiến lược kinh doanh của mình là ưu tiên cho thị trường xuất khẩu. Từ đó buộc lòng chúng tôi phải cải tổ lại bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng thêm nhà máy, sắm thêm các trang thiết bị để sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, đáp ứng yêu cầu khá khắc nghiệt của nhà nhập khẩu. Chúng tôi quan niệm: Thà làm ra ít sản phẩm, nhưng chất lượng cao, làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của người tiêu dùng trên thế giới hơn là sản xuất đại trà.

Tôi cho rằng, ngành lương thực - thực phẩm sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới, bởi cho dù kinh tế có khó khăn, người dân dù có chi tiêu tiết kiệm thì cũng vẫn phải mua lương thực - thực phẩm hàng ngày

* Nghe nói, nhiều Việt kiều bên Mỹ rất thích sản phẩm bún phở khô “hô biến” thành bún phở tươi của Phong Phú?

- Trong một dịp ra nước ngoài tìm hiểu thị trường, tôi biết rất nhiều người Việt định cư ở nước ngoài rất nhớ món phở dùng bún tươi sản xuất tại Việt Nam. Về nước, tôi trăn trở mãi và tích cực tìm tòi qua sách vở để chế biến bún phở khô trở thành bún phở tươi. Cả tuần sau đó, cứ sáng sáng tôi chạy xe máy từ Củ Chi qua tận Thủ Đức, Tân Bình, Hốc Môn, nơi có các lò sản xuất phở tươi để học hỏi các chuyên gia chế biến thực phẩm.

Qua nhiều tháng sản xuất thử, cuối cùng sản phẩm bánh phở do Phong Phú sản xuất lần đầu tiên xuất sang Mỹ được bà con Việt kiều ủng hộ nồng nhiệt nhờ sản phẩm trắng, dẻo, thơm ngon, đặc biệt là bún phở khô trụng qua nước nóng thì giống hệt bún phở tươi mới ra lò tại quê nhà.

 

- Trong tình hình quỹ đất dành cho các doanh nghiệp sản xuất, nhất là ngành lương thực - thực phẩm, trong các quận nội thành ngày càng eo hẹp, thì việc doanh nghiệp tìm các khu đất ở ngoại thành như Củ Chi để xây dựng nhà máy là rất đúng hướng. Từ nhiều năm qua, với tư cách thành viên Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM, tôi đã đề xuất với Hội xin phép UBND TP.HCM và huyện Củ Chi quy hoạch làng nghề tại Củ Chi để tập họp các doanh nghiệp sản xuất ngành nước chấm và lương thực - thực phẩm về đây.

Tôi cho rằng, ngành lương thực - thực phẩm sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới, bởi cho dù kinh tế có khó khăn, người dân dù có chi tiêu tiết kiệm thì cũng vẫn phải mua lương thực - thực phẩm hàng ngày. Hiện nay, Củ Chi đang ngày càng phát triển, số liệu thống kê gần đây cho thấy có gần 20.000 doanh nghiệp có nhà máy trên đất Củ Chi, với đủ ngành nghề, trong đó doanh nghiệp ngành lương thực - thực phẩm có khoảng 5.000 - 6.000 doanh nghiệp.

Thời điểm hiện nay, dù các doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn nhất định, nhưng đó cũng là dịp để họ có thời gian sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp một cách hợp lý, nhằm chuẩn bị nội lực cho thị trường mới.

Chúng tôi quan niệm: Thà làm ra ít sản phẩm, nhưng chất lượng cao, làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của người tiêu dùng trên thế giới hơn là sản xuất đại trà.

* Ở trong nhà kho của Phong Phú, vì sao vẫn còn ngổn ngang những lò sản xuất bánh tráng bằng đất sét…?

- Đó là những công cụ sản xuất đầu tiên, thời mới làm bánh tráng. Khi ấy cơ sở còn sản xuất thủ công, dùng lò đất sét, phơi bánh trên các tấm vỉ tre... và tôi vừa làm chủ, vừa làm thợ. Để có kinh nghiệm làm bánh tráng như ngày nay, nhiều năm liền tôi cùng anh em công nhân còng lưng phơi từng chiếc bánh tráng. Tôi cũng từng gặp khó khăn do không có mặt bằng để ổn định sản xuất, nay trên vùng đất Củ Chi này, dù làm ăn ngày càng khấm khá nhưng tôi không bao giờ quên các phương tiện sản xuất thô sơ đã giúp tôi gặt hái thành công như hôm nay.

 * Ngoài việc chăm lo cho chất lượng chiếc bánh tráng, nghe các đồng nghiệp kể ông còn thích sưu tầm nhà rường, nhà cột?

- Tôi sinh ra tại Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống hiếu học, là anh em thúc bá với hai nhà thơ quá cố Nguyễn Nho Sa Mạc và Nguyễn Nho Nhượn, nhưng tôi lại thích kinh doanh. Vào Sài Gòn lập nghiệp, tôi vẫn nhớ quê nhà với những căn nhà có nhiều cột. Trong một dịp trở về quê, tôi chợt nảy ra ý nghĩ phải mua một căn nhà ở quê hương đất Quảng, đem vào Sài Gòn cất lại làm nơi thờ cúng ông bà, cha mẹ để như ngày ngày được nhìn thấy căn nhà ở quê.

Tôi cũng dạy các con phải biết thờ cúng ông bà, cha mẹ, dù bận rộn đến đâu nhưng ngày giỗ, ngày Tết cũng phải về thắp nhang cho ông bà, cha mẹ. Từ khi cất được căn nhà, nỗi nhớ quê đã bớt da diết, giúp tôi càng cố gắng đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu bánh với mong muốn vừa kiếm được tiền lo cho gia đình, vừa giúp bà con Việt kiều ở nước ngoài thưởng thức được chiếc bánh tráng thơm ngon của quê hương. 

XUÂN LỘC
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]