Theo đó, hồi tháng 9-2010, kết quả gieo cấy, phân tích các hạt thóc Thành Dền cùng với kết quả phân tích các bon, xác định niên đại qua vỏ trấu của Nhật Bản đều cho kết quả, thóc Thành Dền không phải là thóc cổ.

 Lúa Thành Dền là lúa hiện đại

Ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam cho biết, trước đó, trong khi khai quật di tích Thành Dền ở Mê Linh, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số hạt thóc có màu đen. Nghi và kỳ vọng đây là những hạt lúa cổ đã tồn tại cùng với di tích trên từ 3.000-3.500 năm, các nhà khảo cổ học đã đề nghị Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam cùng phối hợp phân tích, nghiên cứu, đồng thời gửi qua Nhật một số vỏ trấu để xác định niên đại.

Theo ông Hàm, các hạt thóc thu thập được ở đây nhiều khả năng do chuột tha, hoặc trong quá trình thu hoạch, các hạt thóc đã rơi theo các khe nứt, gặp môi trường yếm khí nên được bảo tồn trong thời gian khá dài.

Theo Ngân Tuyền (ANTĐ)


Video đang được xem nhiều