Nếu có cảm giác nóng, môi và má của trẻ trông đỏ hơn bình
thường, tăng tiết mồ hôi thì có thể nghĩ đến khả năng trẻ đang sốt. Được coi là sốt khi nhiệt độ đo
được ở hậu môn từ 380C trở lên, ở nách từ 37,50C trở lên, sốt cao khi nhiệt độ ở nách trên
38,50C.
Khi trẻ bị sốt, cần lưu ý:
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng. Nếu trẻ đang mặc nhiều quần áo ấm thì hãy cởi bớt ra. Giảm nhiệt
độ trong phòng, cho trẻ nằm nơi thoáng mát, uống nhiều nước. Theo dõi nhiệt độ mỗi 6 giờ.
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm: Cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 khăn nhỏ nhúng vào nước ấm. Sau đó
đặt 2 khăn ở nách và 2 khăn ở háng, khăn còn lại dùng lau khắp người trẻ. Nước sẽ bốc hơi và làm
mát cơ thể trẻ. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ hạ xuống còn 37 - 37,50C. Nhiệt độ sẽ hạ
trong vòng 30 - 45 phút kể từ khi lau mát.
Nếu trẻ khóc và không cho đắp khăn lên người, bạn có thể
đặt trẻ vào chậu nước ấm (với lượng nước khoảng 1/3) và dùng khăn ấm lau khắp người trẻ. Không dùng
nước lạnh lau mát trẻ.
Khi trẻ bị sốt cao (từ 38,50C trở lên) thì dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ có bệnh lý tim -
phổi mạn tính, rối loạn chuyển hóa, bệnh hệ thần kinh, nguy cơ co giật khi sốt (trước đây từng bị
co giật khi sốt hoặc người nhà từng bị co giật) thì cần dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trẻ trên 380C.
Loại thuốc hạ sốt tốt nhất nên dùng là paracetamol hay acetaminophen vì an toàn và ít tác dụng
phụ. Liều thường dùng: 10 - 15 mg/kg. Thuốc có 2 dạng: dùng uống và đặt hậu môn. Dạng uống được dùng
khi trẻ còn thức, gồm có gói bột, viên, sirô. Dạng viên đặt hậu môn được dùng khi trẻ ngủ, trẻ bị
nôn, co giật, sốt cao.
Lưu ý: Không được dùng aspirin, ibuprofen để hạ sốt cho trẻ.
Theo BS Ngô Văn Tuấn - Người lao động