Chim cánh cụt từng sống ở Peru cách đây gần 40 triệu năm

(NLĐO)- Chim cánh cụt, được biết đến như loài vật sống chủ yếu tại những vùng băng tuyết quanh năm ở Nam Cực, ngày nay đã di chuyển lên sống trên các hòn đảo có nhiệt độ nóng hơn ở Nam bán cầu, thậm chí có những nơi rất gần đường xích đạo.

15.6746
Những nghiên cứu khoa học trước đây cho rằng loài chim cánh cụt bắt đầu di chuyển lên những khu vực nóng hơn từ cách đây 10 triệu năm, tuy nhiên một phát hiện mới đây khẳng định loài chim này đã có mặt ở những vùng đất cách xa Nam Cực từ trước đó rất lâu. Theo TTXVN, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Carolina, Bắc (Mỹ) thông báo đã phát hiện hóa thạch của hai loại chim cánh cụt "khổng lồ" sống tại vùng biển phía Nam Peru từ cách đây khoảng 36 triệu năm, trong đó một con có tên khoa học là Icadyptes Salasi dài tới 1,52 mét và con còn lại có tên Perudyptes devriesi dài khoảng 1 mét. Các chuyên gia cho biết loại chim cánh cụt này lớn hơn tất cả các loại chim cánh cụt đang tồn tại hiện nay trên thế giới và là loại lớn thứ 3 mà sử sách đã ghi lại được cho tới nay.

Nhà cổ sinh vật học Julia Clarke khẳng định, những loài chim cách cụt có cùng niên đại với các loài chim hóa thạch vừa được phát hiện tại Peru mới chỉ được tìm thấy ở vùng Nam Cực, vì vậy điều gây ngạc nhiên nhất của phát hiện trên chính là việc loại chim cánh cụt lớn như vậy có thể sống được ở những vùng đất nhiệt đới vì thông thường thì chúng không có khả năng thích ứng với thay đổi khí hậu.

B.T.Tr
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]