Chữ hiếu thời hiện đại:Con cái không biết bố mẹ cần gì

(Nuôi con) - (Phunutoday) Tôi thấy có nhiều ông bố bà mẹ ở quê lên vẫn giữ thói quen sống ở nhà như uống nước xong hắt ra nền nhà dù nó rất đẹp, uống nước lọc vẫn để lại cấn nước...

15.5874

(Con cái) Mâu thuẫn về chữ hiếu thời hiện đại ngày càng khiến nhiều gia đình lâm vào bi kịch khi con cái muốn tỏ lòng hiếu thảo của mình cũng khó. Từ người con có hiếu họ vô tình trở thành bất hiếu khi ép mất nụ cười của bố mẹ mình. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn.


PV: Thưa ông, thời gian vừa qua người ta nhắc nhiều tới chữ hiếu thời hiện đại, trong đó những người con ở tỉnh lẻ muốn đưa bố mẹ lên phố để an hưởng tuổi già nhưng luôn bị mâu thuẫn từ chỗ muốn bố mẹ bị hạnh phúc, họ lại biến bố mẹ trở nên đau khổ, bi kịch của cuộc sống. Làm bố mẹ khổ là con cái bất hiếu, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Nguyễn An Chất: Tôi xin nói trường hợp này cũng không phải nhiều đâu. Tôi có gặp trường hợp bố mẹ già than vãn chuyện con cái nhốt trong nhà. Thời gian này gặp nhiều hơn nhưng nhiều không phải có nghĩa là ngày nào cũng có nhưng thường xuyên hơn. Đặc biệt là những người bố mẹ già từ nông thôn lên. Để đánh giá lòng hiếu thảo của con không phải đong đếm bằng vật chất. Chuyện con cái bất hiếu với bố mẹ thời nay là có nhưng không phải xảy ra nhiều. Những việc làm của con cái trên vẫn được coi là có hiếu. Biến chữ hiếu thành bi kịch chẳng qua chỉ là bố mẹ và con cái chưa hiểu nhau thôi.

PV: Vì sao lại có chuyện ngược như thế, người ta vẫn nói bố mẹ là người hiểu con cái nhất, vậy mà họ lại tạo nên mâu thuẫn, bi kịch cho nhau?

Ông Nguyễn An Chất: Người con như thế nào cũng không hoàn hảo với bố mẹ và bố mẹ có như thế nào cũng không đủ tiêu chuẩn của con. Con cái và bố mẹ đang cố muốn với cao những điều không thể. Ví dụ, một người con sống ở thành phố, đi làm cả ngày, tối về có khi vẫn phải làm nhưng bố mẹ đòi hỏi con phải có thời gian chăm sóc và nói chuyện với mình nhiều hơn. Còn về phần con cái thì cho rằng bố mẹ phải hiểu cho mình. Cả hai bên đều không hiểu nhau dẫn đến tình cảm

PV: - Mâu thuẫn như vậy thường xảy ra ở những gia đình nào nhất? Vì sao tình cảm bố mẹ con cái lại ngược đời với ngày xưa khi con đang cố cho bố mẹ sung sướng thì bố mẹ lại cho đó là bi kịch?

Ông Nguyễn An Chất: Chuyện con cái có hiếu với bố mẹ nhưng bố mẹ lại thấy đó là bất hạnh xảy ra phần lớn ở gia đình từ ngoại thành nhập cư vào thành phố. Những gia đình Việt Nam có mảnh đất, ngôi nhà ở quê giá trị cũng tương đối, những người con theo học, làm việc ở những thành phố đô thị làm ăn. Khi làm ăn gây dựng gia đình lúc bấy giờ có con, bố mẹ cũng có tuổi họ nuôi con rồi mới biết lòng cha mẹ nên muốn báo hiếu. Nhất là người đàn ông quá tuổi 45. Người con thường có ý nghĩ làm thế nào để phụng dưỡng bố mẹ đặc biệt là những người con trai. Trong xã hội đang hình thành hai góc độ, chăm sóc thực sự làm cho bố mẹ thỏa mãn cả tinh thần, thể chất hoặc chỉ chăm sóc được mặt thể chất, cái này chiếm nhiều hơn.

PV: Không ít người con nói đưa bố mẹ lên thành phố chăm sóc nhưng chủ yếu là với mục đích bán chỗ ở của bố mẹ lấy vốn kinh doanh, khi bố mẹ không có chỗ ở thì người con phải đưa bố mẹ lên ở cùng. Bố mẹ già theo con lên thành phố sẽ trở thành người trông nhà, giúp việc cho con vậy mà họ lại vin vào cái cớ báo hiếu. Ông nghĩ gì về hành động này?

Ông Nguyễn An Chất: Trong trường hợp này, người con toan tính kỹ việc đưa bố mẹ lên phố. Họ có lợi vừa có người trông nhà, vừa có người chăm con, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa khi họ đi làm. Trong trường hợp này, con cái biến bố mẹ thành người giúp việc miễn phí cho mình. Có nhiều gia đình con cái "thuê" bố mẹ bảo vệ nhà mình với giá bèo. Họ nghĩ bố mẹ còn khỏe thì chăm sóc con cháu là chuyện bình thường. Họ đã nuôi ăn là tốt lắm rồi, hơn nữa quần áo mặc đẹp hơn ở quê, ăn sướng hơn ở quê.

Ông Nguyễn An Chất - chuyên gia tâm lý


Những người con thời hiện đại đều không biết ông bố bà mẹ mình cần gì. Cái họ cần là tinh thần. Mang đặt hai bữa cơm một bên là cơm ngon, thịt đặc sản một bên là canh, cà muối và một hai miếng thịt kho mặn nhưng có thêm món tinh thần đó là trò chuyện với hàng xóm. Chắc chắn, những người bố mẹ già sẽ chọn bữa cơm đơn giản và có cơ hội được giao lưu nhiều hơn. Họ muốn được trò chuyện với người cùng lứa tuổi của mình nhiều hơn nhất là ở quê, tình cảm này càng sâu nặng.

PV: Nhưng ít người con nghĩ được nhu vậy, con cái thường nghĩ ở đô thị hơn ở nông thôn nên họ không để ý đến giá trị tinh thần của cuộc sống nên sinh ra những mâu thuẫn trong cuộc sống. Mâu thuẫn nhỏ nhưng rất khó giải quyết.  Nhiều ông bố, bà mẹ nghĩ rằng mình đã chăm sóc con cái, trông cửa trông nhà cho nó nhưng khi con dâu về, đặc biệt là những cô con dâu vẫn chê bai họ. Ông có thể lý giải nguyên nhân này?

Ông Nguyễn An Chất: Rất nhiều ông bố bà mẹ đang làm không công cho con nhưng vẫn bị con cái chê bai thậm chí miệt thị nhất là cô dâu trẻ. Họ thiếu kỹ năng sống nên hay tỏ ra không hài lòng với bố mẹ già. Họ vô tình làm tổn thương người lớn tuổi. Những cô gái đó không được học gia phong, gia đạo cẩn thận, thiếu ứng xử với những gia phong, gia đạo có từ trăm năm của người Việt. Dẫn đến, nhiều ông bố, bà mẹ vẫn không chịu được con cháu dù họ thương con, thương cháu lắm nhưng họ vẫn không thích. Xét về mặt vật chất rõ ràng hơn hẳn ở quê nhưng họ vẫn coi như địa ngục.

Con dâu trách bố mẹ ở nhà cả ngày mà cháu vẫn bị bẩn, quần áo nhếch nhác, cháu không được ăn, cốc sữa để cả ngày mà không cho cháu uống. Con dâu cho rằng cha mẹ lười, không thương con, thương cháu cho nên mâu thuẫn này đang nhức nhối trong một số gia đình đưa bố mẹ ở nông thôn ra sống với con cháu. Ở gần con cháu là nhu cầu của người già nhưng khi được ở bên con cháu họ không được hưởng niềm hạnh phúc tuổi già.

PV: Nhiều gia đình bán hết ruộng đất lên với con cái. Khi con cái làm ăn thất bát sẽ trở nên căng thẳng nên phát ra âm thanh không "đẹp" với cha mẹ. Ông bố bà mẹ lại nghĩ rằng con cái mình đã lừa bán hết tài sản của mình để đưa mình lên đây rồi nó lại quay sang nói láo với mình. Đứa con ấy có phải người bất hiếu?

Ông Nguyễn An Chất: Trong trường hợp này, cả hai người đều không hiểu nhau. Phía cha mẹ và con cái không đi được tiếng nói chung. Ngay cả cha mẹ già ở quê cũng thiếu những kỹ năng sống ở thành thị. Nếu họ hiểu áp lực con cái phải chịu sẽ không có những mâu thuẫn đáng tiếc xảy ra như mắng bố mẹ, thậm chí tát mẹ già. Ban đầu, ý tưởng của hai bên đều tốt, của bố mẹ và con cái đều không may may suy nghĩ nhưng thời gian sống làm phát sinh những cái nhỏ nhặt ấy dẫn đến chuyện con cái và cha mẹ không hiểu nhau.

Con cái cũng không hiểu bố mẹ khi vợ chồng ông chẳng bà chuộc, con cái khóc la khiến người già bị tổn thương rất nhiều. Nhữn người con bạo hành bố mẹ, lừa gạt bố mẹ lấy tiền chỉ xảy ra rất hi hữu trong xã hội nhưng ngày nay nó lại đang diễn ra nhiều hơn. Điều này hơi lệch, tấm lòng của người con không muốn bố mẹ khổ nhưng lại xảy ra nhiều mâu thuẫn.

Tôi nghĩ trong trường hợp này, bố mẹ nên hiểu cho con nhiều hơn thay vì đòi hỏi con cái phải cố gắng phục tùng mình. Tôi thấy có nhiều ông bố bà mẹ ở quê lên vẫn giữ thói quen sống ở nhà như uống nước xong hắt ra nền nhà dù nó rất đẹp, uống nước lọc vẫn để lại cấn nước... Nếu cha mẹ và con cái cùng hiểu nhau hơn sẽ không xảy ra những câu chuyện từ lòng hiểu thảo của con cái mà biến sang thành những việc bất hiếu.

PV: Xin cảm ơn ông!
 

  • Ngọc Anh
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]