Con ung thư xương nuôi mẹ xuất huyết não, bố tai biến...

Dân trí Trong căn phòng khách nhỏ hẹp kiêm phòng ăn, kiêm cả phòng ngủ, chị Cao Thị Nguyệt và chồng mỗi người nằm một góc. Da vẫn xám đen, môi vẫn tái nhợt, chị Nguyệt xuất viện không phải vì hết bệnh mà vì hết tiền.

15.6102

Chỗ nằm của chị Nguyệt bên cạnh đồ nghề nấu bánh canh, cả tháng nay chị chưa đụng tới.
 
Cả nhà có 4 người thì cả 4 đều đau yếu. Chồng chị, anh Phạm Thanh Sơn (50 tuổi) bị tai biến mạch máu não, nằm một chỗ đã 8 tháng nay. Hiện anh đã ngồi dậy được nhưng tay trái đơ ra như khúc gỗ, đi lại chậm chạp nên không thể làm việc gì. Cuộc sống gia đình trông chờ vào nồi bánh canh chị bán mỗi sáng và đồng lương công nhân may quai dép của người con trai mắc bệnh ung thư xương từ nhỏ.

Thế nhưng, số kiếp không buông tha người phụ nữ tảo tần, chứng viêm loét hành tá tràng hành hạ chị nhiều năm, lại thêm thận phải bị teo, gần đây nhất là xuất huyết não khiến chị Nguyệt quỵ hẳn. Những ngày vật vã đau đớn trong bệnh viện 115 vừa qua khiến đôi mắt chị chưa hết hoang mang, mặc dù thuốc giảm đau truyền liên tục 3 chai/ngày. Không theo nổi chi phí chữa trị, chị về nhà tiếp tục cầm cự bằng những nắm thuốc to để chống chọi với những cơn đau đầu.

Cha mẹ lần lượt đổ bệnh, em gái còn đang đi học, gánh gia đình dồn cả lên đôi vai mảnh khảnh của Phạm Thành Trung. Căn bệnh quái ác từ thuở ấu thơ khiến chân tay Trung nổi lên ba cục u lớn ở hai đầu gối và tay phải, khiến em cầm bút mà không viết được. Bạn bè vô tư đến vô tâm, đặt cho em biệt danh “thằng ba cục”. Việc học hành Trung đành bỏ dở ở năm lớp 10.

Sau đó, Trung may mắn được Hội Bảo trợ trẻ em tàn tật tài trợ 2 ca mổ xương, thường gọi là “đục xương”. Chỗ xương đã “đục” trở nên yếu vì bị mỏng đi, đã vậy, những cục xương mới lại mọc lên ở nơi khác, giờ đã lớn bằng đầu ngón tay. Sau khi học được nghề ghép tranh gỗ ở trường Khuyết tật Hóc Môn, mặc dù tốt nghiệp loại giỏi nhưng Trung không tìm được việc vì chỗ nào cũng chê cơ thể em yếu đuối quá.

Cuối cùng, Trung được một xưởng dép nhận vào làm, lương ăn theo sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung sẽ phải chạy đua với số tiền thuốc của cha mẹ cộng lại là 400 ngàn/ tuần, suất ăn trưa mỗi ngày 12 ngàn của em gái và mọi chi phí sinh hoạt khác. Cô em gái Phạm Thanh Xuân đã 18 tuổi mà thân thể gầy gò, nhỏ bé như học sinh cấp 2. Theo đuổi việc học đến lớp 11 là nỗ lực phi thường của cô bé Xuân suy dinh dưỡng, thường xuyên ngất xỉu này.

Khi chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyệt ở số 107A Nguyễn Thần Hiến, Q.4 thì Trung đi làm chưa về. Cô em gái lục lọi mãi vẫn không tìm được tấm hình nào mới của Trung: “Anh hai ít chụp hình lắm, mà chụp xong giấu đi đâu rồi”. Liệu sau này sẽ có những tấm hình chụp 4 người khỏe mạnh, trong đó, Phạm Thành Trung lành lặn như bao thanh niên khác, để em không phải giấu đi những tấm hình?
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Chị Cao Thị Nguyệt (mẹ em Phạm Thành Trung): Số 107A Nguyễn Thần Hiến, Q.4, TPHCM.

ĐT: 08.66572952 - 39404006

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email:

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

 Cẩm Tú

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]