Dấu hiệu lồng ruột ở trẻ còn bú

Tôi có con trai đầu lòng được gần 6 tháng tuổi, khá bụ bẫm. Vừa qua tôi đưa cháu đi khám bệnh khác, nhưng bác sĩ có nhắc tôi đề phòng bệnh lồng ruột cho con. Mong quí báo cho biết cách đề phòng bệnh lồng ruột ở trẻ còn bú?

15.5682

Tôi có con trai đầu lòng được gần 6 tháng tuổi, khá bụ bẫm. Vừa qua tôi đưa cháu đi khám bệnh khác, nhưng bác sĩ có nhắc tôi đề phòng bệnh lồng ruột cho con. Mong quí báo cho biết cách đề phòng bệnh lồng ruột ở trẻ còn bú?                                                            

Trần Thị Thêm (Thanh Hóa)

Lồng ruột là tình trạng đoạn ruột trên chui vào lòng đoạn ruột dưới kế cận nó, gây nghẹt và hoại tử ruột. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ em các độ tuổi và cả ở người lớn, nhưng hay gặp nhất ở trẻ còn bú, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì bệnh tiến triển rất nhanh có thể gây tử vong nên cha mẹ cần phát hiện  sớm để đưa con đi khám mới cứu được trẻ. Đề phòng bệnh cần nhất là phải biết phát hiện lồng ruột dựa vào các triệu chứng sau đây: trẻ bỏ bú, ưỡn người, khóc thét, nôn vọt ra sữa hoặc dịch tiêu hóa, có khi có lẫn cả phân. Trẻ thường giãy giụa, tím tái, đại tiện ra máu, bụng trướng căng.
 
 Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Các triệu chứng này có lúc giảm rồi lại tái diễn. Sờ vào bụng trẻ có thể thấy khối lồng như đoạn dồi. Khi phát hiện một vài triệu chứng nói trên, bạn phải đưa ngay cháu đi khám ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ khám thăm trực tràng thấy rỗng, có nhầy máu hoặc máu tươi theo tay. Nếu sờ thấy khối lồng là lồng ruột đã để quá muộn. Điều trị thường dùng 2 phương pháp là bơm hơi tháo lồng và phẫu thuật tháo lồng nhưng  đều phải thực hiện ở phòng mổ.      
BS. Đinh Lan Anh
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]