Đậu phụ thối: Nên hay không nên ăn?

Món ăn có mùi đặc biệt này lại được rất nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ giá trị dinh dưỡng.

15.5967

Đậu phụ thối là món ăn dân dã rất phổ biến ở Trung Quốc, được ra đời vào thời vua Khang Hy nhà Thanh, tương truyền do một người tên Vương Trung phát minh ra.

Vua Khang Hy sau khi thưởng thức món này đã mê mẩn mùi vị đặc biệt của nó và hạ lệnh đưa vào thực đơn của cung đình.

Ngày nay, đậu phụ thối đã trở nên quen thuộc với người dân Trung Quốc và là món ăn nhất định phải thưởng thức khi các du khách nước ngoài đặt chân đến đất nước này.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu phụ thối không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Sách Đông Y cổ có viết đậu phụ thối mang tính hàn mà ích khí, có tác dụng điều hòa tỳ vị, giảm chướng bụng đầy hơi, thanh nhiệt tán huyết, giúp thải độc cho đại tràng.

Món ăn này còn có hàm lượng vitamin B2 và B12 rất cao, giúp phòng tránh bệnh mất trí nhớ ở người già. Ngoài ra, hàm lượng protein trong đậu phụ thối khá cao, chiếm khoảng 15-20%, tương đương với nhiều loại thịt.

Đồng thời, thực phẩm này còn chứa lượng canxi phong phú. Sau khi lên men, các chất protein trong đậu phụ thối chuyển hóa thành các loại axit amin, có tác dụng tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa.

Tuy nhiên, trong quá trình lên men, đậu phụ thối sẽ sản sinh ra các amin như methylamine, putrescine, serotonin. Các chất này giúp cho món ăn có mùi rất đặc biệt nhưng lại bất lợi đối với sức khỏe.

Hơn nữa trong quá trình chiên và lên men đậu phụ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Do vậy chúng ta không nên ăn nhiều đậu phụ thối đặc biệt là phụ nữ mang thai.

--------------
* Để đặt câu hỏi tư vấn sống khỏe, mời bạn
BẤM VÀO ĐÂY

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]