Để trẻ ngang ngạnh biết nghe lời

Cứ khi nào bạn bảo trẻ không được làm một việc gì thì trẻ lại bắt đầu cố làm việc ấy một cách chậm chạp, cứ như không nghe thấy điều gì. Vì sao trẻ lại ngang ngạnh như vậy, bạn phải làm như thế nào để trẻ biết lắng nghe?

31.2018

Trẻ không tự nhiên ngang ngạnh như vậy. Tuy nhiên, trẻ đang thử bạn nhưng không phải như kiểu mà bạn nghĩ. Ở lứa tuổi chập chững biết đi, trẻ đang cố gắng làm theo những chuẩn mực của hành vi và những qui tắc trong gia đình. Trẻ đang ở buớc chuyển tiếp giữa những chuẩn mực phải tuân theo và những thói quen thông thường của bản thân để đến một lúc nào đó, không cần có bạn ở bên cạnh, chúng cũng sẽ tự theo những quy luật ấy.

Mặc dù vậy, sự kết hợp giữa khả năng tuân theo những quy luật và việc duy trì những cá tính riêng quan trọng của bản thân trẻ là hết sức chậm chạp. Và một điều dễ nhận thấy là con đường dẫn đến việc trẻ biết vâng lời thì không dễ dàng chút nào. Việc một đứa trẻ lúc nào cũng biết tuân theo những qui tắc và yêu cầu của bạn dường như là một điều khá bất thường.

Thứ nhất: Trẻ chỉ thích làm điều gì khi trẻ muốn và lúc mà chúng thích. Dù đôi khi chúng cũng biết rằng chúng đã làm bạn thất vọng.

Thứ hai: Trẻ chỉ muốn biết những quy tắc được xác định như thế nào. Chẳng hạn, nếu chúng ngồi gần với rìa các bậc cầu thang, liệu bạn có bảo chúng phải lùi lại? Ngồi gần như thế nào thì an toàn?

Thứ 3: Trẻ vẫn thật sự cần bạn dành nhiều thời gian để chỉ dẫn cho trẻ về những qui tắc đó.

Vì vậy, không phải trẻ thật sự không biết vâng lời, theo nghiên cứu thì nó nghiêng về thể trạng hơn là tinh thần. Câu hỏi đặt ra, bạn mong đợi điều gì từ trẻ. Có thể là không nhiều, thay vào việc làm trẻ mất tinh thần vì việc không vâng lời của chúng, thì bạn hãy thử thay đổi những suy nghĩ của mình theo một hướng khác xem. Bạn hãy vứt bỏ đi những bực bội, tức giận, hãy tạo một không khí gia đình đầm ấm nơi không tràn ngập những từ như “không, không được”. Và bạn đừng trút những nỗi bực dọc của mình lên đầu trẻ, hãy cố gắng tạo một sự thỏa thuận cố gắng phối hợp trong cư xử của cả hai bên.

Chẳng hạn, nếu bạn không muốn trẻ chơi với những đồ trang sức quí giá dễ vỡ của mình thì hãy chắc rằng chúng đã được để trong tủ khóa cẩn thận và để xa tầm tay trẻ. Nếu bạn sưu tầm những cuốn sách quý thì hãy cất chúng lên phía cao của kệ sách thay cho việc cứ mất công thường xuyên nhắc nhở trẻ không lấy những cuốn sách ấy mà đọc. Hãy học cách kiểm soát những sự tức giận - vì điều đó sẽ giúp bạn làm tốt vai trò bố mẹ, đặc biêt là khi trẻ ở vào những biến đổi vào tuổi mới lớn. Và nhớ hãy luôn tạo ra sự hài hước hóm hỉnh với trẻ, một đứa trẻ 2 tuổi đôi khi buồn cười một cách đáng yêu và cũng khôn khéo khi cố gắng tuân theo những giới hạn mà bạn đặt ra.

Theo Ngọc Diệp - Babycenter

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]