Động vật ở thành thị “thông minh” hơn ở nông thôn

Một nghiên cứu mới cho thấy động vật có vú ở thành thị có bộ não phát triển hơn so với đồng loại của chúng ở nông thôn.

15.6154

Nghiên cứu của được tiến hành bởi nhà sinh học Snell-Rood từ Đại học Minnesota và các đồng nghiệp, họ đã nghiên cứu hộp sọ của 10 loài động vật có vú khác nhau để xem xét sự thích nghi của chúng với môi trường đô thị.

Biểu đồ so sánh kích thước họp sọ của động vật ở nông thôn (màu xám) và ở thành thị (màu trắng xám) của hai loài chuột đồng (Microtus pennsylvanicus)  và chuột chân trắng (Peromyscus leucopus).

Theo tính toán của Snell-Rood, kích thước hộp sọ và não của chuột ở sống ở thành thị lớn hơn 6% so với những con sống ở nông thôn. Kết quả tương tự cũng đúng đối với loài chuột chù và loài dơi ở bang Minnesota.

Một số nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ rằng việc học tập và nhận thức tốt hơn có liên quan đến kích thước bộ não lớn hơn, mặc dù có những ý kiến trái ngược.

Theo lý giải của Snell-Rood thì sự gia tăng kích thước hộp sọ và não của động vật sống ở thành thị là do đòi hỏi nhận thức và sự thích ứng của chúng phải tăng lên để có thể tồn tại và tìm kiếm được thức ăn.

Công việc đó khó khăn hơn so với những con vật sống ở các miền quê, nơi có những đồng cỏ và nguồn thức ăn dồi dào và một không gian sống thoải mái, ít bị con người tác động hơn.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy mối tương tác hai chiều giữa sự phát triển của não bộ và môi trường sống.

Văn Tây (Theo Popsci)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]