ĐTDĐ có gây nghiện?

0
Ảnh minh họa

Chúng ta mang theo những “con dế” iPhone, LG, BlackBerry đi cùng, vì thế chúng ta có thể liên lạc với bất cứ ai, bất cứ đâu, bất cứ lúc nào – và mọi người cũng có thể gặp chúng ta khi cần. Theo một khảo sát của Tổ chức Pew Internet & American Life gần đây, 51% những người được hỏi nói rất khó từ bỏ ĐTDĐ, tăng so với mức 38% năm 2002.

Nhưng có những thiết bị di động này có phải là tốt? Một mặt, chúng giúp người dùng tiếp cận được ngay với mọi người và thông tin, nhưng mặt khác chúng cũng khiến chúng ta lo lắng và căng thẳng. Trong nhiều trường hợp, không thể xin lỗi vì để nhỡ cuộc gọi, tin nhắn, hay email. “Nếu bạn không bắt máy nhận cuộc gọi của cô gái bạn đang hẹn hò, chỉ còn nước mua hoa mà hỗi lỗi với cô ấy thôi”, Shaun Mehtani, một chủ nhà hàng ở Mỹ, nói.

Và khi lỗi mạng lưới xảy ra, nó phá hỏng cả một ngày. “Bạn đang nói chuyện và mạng rớt, lúc này cả thế giới như thế đã kết thúc”, Megan Young, một sinh viên ở trường Đại học Baylor (Mỹ), nói

Tất cả những vấn đề trên dẫn đến một câu hỏi: liệu chúng ta có nghiện ĐTDĐ?

Các chuyên gia nói thường xuyên sử dụng điện thoại di động không bị chẩn đoán là nghiện. Nhưng một số người tranh cãi rằng ĐTDĐ đang trên đà bị phân loại như một món đồ “gây nghiện”, tương tự như thuốc phiện, rượu hay đánh bạc.

David Greenfield, một nhà tâm lý học và cũng là chuyên gia về các hành vi liên quan đến Internet, nói cách đây 10 năm, ông dự đoán mọi người sẽ trở nên quá phụ thuộc vào ĐTDĐ, thậm chí còn hơn cả PC và laptop. Bởi vì ĐTDĐ không nặng nề, cồng kềnh, chúng dễ dàng để trong túi quần, áo, nên con người càng dễ bị phụ thuộc hơn.

Greenfield nói liên tục sử dụng những thiết bị này sẽ gây ra những phản ứng hóa học trong cơ thể, tương tự như đam mê đánh bạc. Khi người đánh bạc thắng, họ sẽ muốn đánh để thắng nhiều hơn. Và khi thua, họ lại cố gỡ. Mọi thứ cũng giống với tin nhắn hay email di động.

Tuy vậy, nhiều người không tin dùng các thiết bị di động nhiều lại là một chứng nghiện, bất lợi cho chất lượng cuộc sống. “Tôi tin rằng sự phụ thuộc vào ĐTDĐ có thể xảy ra, nhưng đến mức có hại cho cuộc sống lại là vấn đề khác”, Scott W. Campbell, một trợ giảng tại trường Đại học Michigan, nói. “Tôi không nghĩ nó có hại như các chất nghiện khác, hoặc cần chữa trị”, ông nói.

Để tránh cảm giác bị stress, các chuyên gia khuyên nên đặt ra một giới hạn sử dụng. John Horrigan, phó giám đốc dự án Internet của Pew, nói giới hạn ở đây khác nhau nhiều giữa tuổi tác và hoàn cảnh từng người. Những người trẻ hơn, lớn lên cùng sự phát triển của các loại công nghệ không dây, có ngưỡng sử dụng ĐTDĐ cao hơn để xử lý mọi việc, trong khi người già hơn lại cảm thấy khó chịu và bị sao nhãng bởi ĐTDĐ.

Các chuyên gia cũng nói việc sử dụng ĐTDĐ chỉ tăng lên khi các loại điện thoại thông minh trở nên tinh vi và mạnh mẽ hơn, có thể thay thế laptop trong tương lai.

Dù vậy, Greenfield vẫn nói có rất ít bằng chứng lâm sàng cho thấy ĐTDĐ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Còn Shaun Mehtani thì đồng ý chiếc iPhone của anh không làm cuộc sống của anh hạnh phúc hơn, nhưng nó giúp công việc kinh doanh trôi chảy hơn, anh thừa nhận.

“Tôi không nói nó làm cuộc sống của tôi tốt đẹp hơn. Nó chỉ làm cuộc sống của tôi hiệu quả hơn”, anh nói. “Khi nhân viên của tôi trao đổi với nhau qua email chẳng hạn, tôi cũng được cc (gửi kèm), vì thế tôi không cần ai báo cáo lại”.

Theo Forbes

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]