Giảm ùn tắc bằng phương pháp khai thông dòng chảy

ANTĐ - Phương tiện giao thông tham gia giao thông trên đường cũng giống như dòng nước chảy trên một con suối. Khi dòng chảy đang lưu thông, nếu có vật cản trên đường, dòng chảy sẽ co hẹp lại, càng nhiều vật cản thì dòng chảy càng co hẹp dần, dẫn đến lưu lượng chảy yếu, nếu vật cản quá nhiều và quá lớn sẽ dẫn đến tắc dòng. Như vậy, nhiệm vụ của chúng ta là khai thông dòng chảy.

15.6088

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội nói riêng không phải là một vấn đề mới, mà vấn đề này đã tồn tại từ nhiều năm nay. Lượng phương tiện tham gia giao thông nội đô mỗi năm một tăng, chiều hướng tăng này đi song song lượng dân số tăng. Lượng phương tiện giao thông tăng, trong khi đường giao thông không mở rộng, cũng giống như một căn phòng nhỏ mà trong đó người sử dụng đã chất đầy các vật dụng cá nhân và vẫn muốn tiếp tục chất thêm vào đó.

Khi nói đến ùn tắc giao thông, có người cho rằng đó là do cơ sở hạ tầng đường bộ yếu kém không đáp ứng đủ nhu cầu, vì đường phố hẹp. Tuy nhiên, qua nhiều tin tức báo chí, tôi nhận thấy rằng, không chỉ đường nhỏ 4 làn xe bị ùn tắc, mà có nhiều tuyến đường 6-8 làn xe vẫn ùn tắc. Thế nên, đường phố nội đô quy hoạch mặt đường rộng bao nhiêu làn xe được cho là đủ rộng để không bị ùn tắc?

Phương tiện tham gia giao thông trên đường cũng giống như dòng nước chảy trên một con suối, ta có thể gọi là dòng chảy giao thông. Khi dòng chảy đang lưu thông, nếu có vật cản trên đường, dòng chảy sẽ co hẹp lại, càng nhiều vật cản thì dòng chảy càng co hẹp dần, dẫn đến lưu lượng chảy yếu, nếu vật cản quá nhiều và quá lớn sẽ dẫn đến tắc dòng. Như vậy, nhiệm vụ của chúng ta là khai thông dòng chảy.

Nếu trên đường phố, lượng xe gắn máy chiếm đa số so với ô tô và xe bus công cộng thì đó cũng giống như là dòng chảy chính của dòng chảy giao thông, ô tô và xe buýt khi đó sẽ giống như các hòn sỏi, tảng đá cản đường dòng chảy của xe gắn máy. Chúng ta cần khai thông dòng chảy, sắp đặt lại dòng chảy của xe gắn máy và dòng chảy của ô tô, xe buýt.{1}

Khi đến các điểm giao nhau, đèn xanh bật sáng được phép lưu thông, cả 2 chiều chuyển động ngược nhau của dòng chảy đồng thời đều rẽ trái, đều đi thẳng và đều được quẹo phải sẽ tạo nên sự xung đột giao thông. Với mật độ lưu thông ít, phương tiện sẽ không gây ra xung đột, hoặc chỉ là xung đột nhỏ do các phương tiện đan chéo nhau. Với mật độ lưu thông nhiều sẽ dẫn đến những xung đột lớn chặn dòng chảy của nhau, từ đó làm giảm lưu lượng dòng chảy, xung đột dòng chảy càng lớn sẽ dẫn đến tắc nghẽn nghiêm trọng. Nhiệm vụ của chúng ta là khai thông dòng chảy, tránh xung đột dòng chảy. {2}

Đường 2 chiều, một bên là làn đi lên và một bên là làn đi xuống, chúng được ngăn cách nhau bởi vạch kẻ phân làn, hoặc các con lương, rào chắn,..v.v…. Cả 2 làn chạy song song nhau nhưng ngược hướng nhau. Mở rộng hơn, có 2 đường 2 chiều song song nhau được ngăn cách bởi một dãy phố, cả 2 đường này có 4 làn đường chạy song song nhau và ngược hướng nhau. Cả 2 đường đều bị ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Nhiệm vụ của chúng ta là khai thông dòng chảy, tránh xung đột dòng chảy. {3}

Để khai thông dòng chảy giao thông bị xung đột, ta sẽ hoán đổi và sắp xếp lại các dòng chảy {1}, {2}, {3} theo giờ cao điểm để tránh xung đột dòng chảy giao thông.

Khi đến giờ cao điểm, nếu gọi buổi sáng từ 6h00 – 9h00 là giờ cao điểm ùn tắc hướng vào nội thành (đi làm), chiều từ 16h00 – 19h00 là giờ cao điểm ùn tắc hướng ra ngoại thành (về nhà), đồng nghĩa đến giờ dòng chảy giao thông bị xung đột.

Nếu trên một khu dân cư có 2 tuyến đường 2 chiều, 10 làn xe chạy song song nhau như hình trên. Ta sẽ xử lý dòng chảy {3} như sau:

- Vào giờ cao điểm hướng vào nội thành từ 6h00 – 9h00, ta sẽ hoán đổi 10 làn xe của 2 đường 2 chiều trở thành 10 làn xe của 1 đường 2 chiều ngăn cách bởi dãy phố (thay cho rào chắn và con lươn), với 8 làn hướng vào nội thành và 2 làn hướng ra ngoại thành (hình minh họa)

  

Cao điểm buổi sáng, ưu tiên lưu lượng đi vào nội thành (đi làm)

- Vào giờ cao điểm hướng ra ngoại thành từ 16h00 – 18h00, ta sẽ hoán đổi 10 làn xe của 2 đường 2 chiều trở thành 10 làn xe của 1 đường 2 chiều ngăn cách bởi dãy phố (thay cho rào chắn và con lươn), với 8 làn hướng ra ngoại thành và 2 làn hướng vào nội thành (hình minh họa).

  

Cao điểm buổi chiều, ưu tiên lưu lượng đi ra ngoại thành (về nhà)

 Nếu trên một tuyến đường mà cả hướng vào và hướng ra đều bị ùn tắc thường xuyên, và điểm xung đột dòng chảy thường xảy ra tại các điểm giao nhau trên đường {2}, ta sẽ có hướng khai thông dòng chảy như sau:

 

Vạch trắng đến vạch đỏ là khoảng trống dừng xe 2 bánh, từ vạch đỏ trở về sau là điểm dừng xe 4 bánh, và điểm dừng trả hoặc rước khách nằm ngoài vùng dừng chờ tín hiệu đèn giao thông của các phương tiện.

- Điểm giao nhau tại ngã 4, khi đèn xanh bật sáng cả hai chiều di chuyển ngược nhau đều được tiếp tục di chuyển. Tại đây sẽ xuất hiện 3 nhánh của dòng chảy chính: rẽ trái, đi thẳng và rẽ phải. Như vậy ta cần tách biệt giữa nhánh rẽ trái và nhánh đi thẳng, vì 2 nhánh này gây ra sự xung đột ngược chiều nhau, cản 2 dòng chảy của nhau.

- Trước khi đến điểm giao nhau, tất cả phương tiện muốn rẽ trái thì phải đi vào làn đường bên trái, xe gắn máy dừng trước xe ô tô và xe buýt (nếu có đèn đỏ). Tất cả phương tiện muốn đi thẳng và rẽ phải thì phải đi vào làn đường bên phải, xe gắn máy dừng trước xe ô tô và xe buýt (nếu có đèn đỏ).

- Nếu chủ phương tiện tham gia giao thông muốn dừng để trả khách hoặc đón khách, thì phải dừng phía sau phạm vi dừng chờ đèn tín hiệu giao thông này (phía sau vạch đỏ). Cấm tất cả phương tiện tham gia giao thông dừng hoặc đỗ mà không chờ đèn tín hiệu trong phạm vi giới hạn, gần điểm giao nhau (từ 30m – 100m), tùy độ dài giữa khoản cách 2 điểm giao nhau, nằm trong phạm vi điểm dừng chờ đèn tín hiệu giao thông của các phương tiện. Vì những phương tiện dừng và đỗ nằm gần điểm giao nhau này chính là vật cản dòng chảy của các phương tiện khác.

 Với cách khai thông dòng chảy như trên và áp dụng mô hình 20-20-20-20, cùng “hệ thống đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông” sẽ góp phần khắc phục tình trạng tắc đường như hiện nay.

20 giây đi thẳng với cặp trục ngược chiều nhau: DC - BA, và hướng rẽ phải

20 giây hướng rẽ trái với cặp chéo ngược chiều nhau: DB – BD.

20 giây đi thẳng với cặp trục ngược chiều nhau: AD – CB, và rẽ phải.

20 giây rẽ trái với cặp chéo ngược chiều nhau: AC – CA.

Với nguyên tắc này, người tham gia giao thông khi đến giao lộ ngã tư sẽ luôn có 20 giây để tiếp tục di chuyển rẽ trái, hoặc 20 giây để đi thẳng và 60 giây dừng chờ. Trong thời gian dừng xe chờ 60 giây này, người tham gia giao thông có thể tắt máy xe để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính ra môi trường, tiết kiệm nhiên liệu và gia tăng giá trị kinh tế.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]