Kinh nghiệm chọn bác sĩ nhi uy tín cho bé mẹ nên biết

Mỗi khi bé bị bệnh mẹ lại phân vân chuyện chọn bác sĩ nhi cho con. Mẹ cần biết những tiêu chí chọn bác sĩ nhi uy tín trong vô vàn người được giới thiệu.

15.6168
  • 1

    Bác sỹ có bằng cấp, được giới chuyên môn đánh giá cao

    Bằng cấp không phải là yếu tố quyết định tất cả nhưng mẹ không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó khi chọn bác sĩ nhi cho con. Liệu một bác sĩ không bằng cấp có khiến mẹ tin tưởng? Khi chọn bác sĩ nhi, mẹ nên quan tâm tới bằng cấp, chức danh của người đó. Bên cạnh việc hỏi thăm bạn bè, mẹ có thể tra google để biết thêm thông tin về vị bác sĩ nhi mà mọi người giới thiệu.

    Mẹ nên chọn những bác sĩ nhi có kinh nghiệm, được nhiều người đánh giá cao
  • 2

    Bác sĩ ít kê thuốc kháng sinh

    Việc lạm dụng kháng sinh sẽ khiến trẻ hết bệnh nhanh hơn bình thường, nhưng lại gây hệ quả lâu dài. Lạm dụng kháng sinh khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh cho trẻ càng khó khăn, thậm chí là vô phương cứu chữa vì không đáp ứng kháng sinh đặc hiệu.

    Do đó, mẹ nên hỏi thăm trước và chọn một bác sĩ nhi kê ít thuốc kháng sinh. Việc chọn một bác sĩ đủ tin cậy, kê thuốc đúng bệnh, đúng liều và không lạm dụng kháng sinh sẽ khiến mẹ yên tâm hơn rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em.

  • 3

    Bác sĩ yêu quý trẻ

    Dù là bác sĩ nhi nhưng không phải bác nào cũng yêu quý trẻ và được trẻ yêu quý. Vẫn có những bác sĩ dù khám cho bệnh nhi nhưng không dịu dàng, ân cần, không vui vẻ nhiệt tình… chỉ đơn thuần là khám - kê đơn - cho thuốc. Mẹ nên chọn cho con một vị bác sĩ vừa giỏi, vừa thương trẻ, ít ra thì cũng khám cho trẻ như khám cho con cháu mình, quan tâm đến cảm xúc của bé, nhẹ nhàng với bé và biết dỗ dành trẻ con.

  • 4

    Chịu trao đổi với bệnh nhân

    Có lẽ với áp lực một ngày khám cho biết bao nhiêu bệnh nhi, nên nhiều bác sĩ rất kiệm lời. Ngoài những câu hỏi về tên bé, bao nhiêu tuổi, khám vì bệnh gì, triệu chứng ra sao… các bác sĩ cứ lẳng lặng khám và kê đơn, ít khi trao đổi với các bậc phụ huynh vốn đang chất chứa rất nhiều thắc mắc, lo lắng khi con bị bệnh.

    Không phải bác sĩ nào cũng sẵn sàng trao đổi nhiều với bệnh nhân

    Tuy nhiên, mẹ nên chọn một bác sĩ nhi chịu trao đổi với bệnh nhân. Ví dụ, bác sĩ sẽ nhiệt tình hướng dẫn cho bé cách ngồi yên cho bác khám, hỏi thăm xem bé có cảm thấy khó chịu chỗ nào không, con có mệt hay nóng/ lạnh không, ở nhà con hay ăn món gì…

    Ngoài ra, bác còn quay ra hỏi mẹ về thói quen ăn uống của trẻ, giờ giấc ngủ nghỉ và tư vấn về sự tăng trưởng của bé cũng như cách chăm sóc khi bé ốm. Một người bác sĩ chịu khó trao đổi, chia sẻ sẽ khiến tâm lý của cả mẹ và bé trở nên nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, với những người nhiệt tình, mẹ có thể gọi điện hỏi bác sĩ khi con có những biểu hiện bệnh nặng nhưng ở xa, không đi khám ngay được.

  • 5

    Chọn đúng bác sĩ nhi

    Danh sách bác sĩ nhi uy tín được các mẹ chia sẻ khá phong phú, với đủ thể loại: bác sĩ chuyên khoa hô hấp, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ suyễn, bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ tim... được chính các mẹ "kiểm chứng" qua quá trình chữa bệnh cho con.

    Nhưng để đảm bảo hiệu quả cho việc khám chứa bệnh cho trẻ, mẹ nên chọn bác sĩ phù hợp với loại bệnh của con mình. Đừng cho bé bị suyễn đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng vì sẽ không hiệu quả bằng bác sĩ chuyên về suyễn.

  • 6

    Bác sĩ có phòng mạch riêng

    Nghe có vẻ “không liên quan” nhưng mẹ cần cân nhắc chọn một bác sĩ nhi có phòng mạch riêng. Điều này rất thuận lợi cho các mẹ có thời gian đi làm cố định, khó có thể xin nghỉ. Việc cho con đi khám ở một bác sĩ cố định rất có lợi - nếu như con bạn hợp với bác sĩ ấy. 

    Chọn bác sĩ nhi có phòng mạch riêng sẽ giúp mẹ sắp xếp thời gian linh hoạt hơn

    Đôi với những bác sĩ ở bệnh viện thường trực theo ngày/ giờ sắp xếp sẵn, nên đôi khi mỗi lần bé tái khám lại gặp một bác sĩ mới, lại phải hỏi tiểu sử bệnh từ đầu và phỏng đoán tình trạng bệnh hiện tại. Do đó, chọn bác sĩ có phòng mạch riêng rất quan trọng: mẹ có thể cho con theo khám ở một nơi cố định, bác sĩ sẽ theo dõi được tiến triển bệnh của bé, sức khỏe thể chất của bé…

    Ngoài ra, việc theo một bác sĩ nhi cố định cũng có thể giúp mẹ linh động hỏi thăm về tình trạng của con (tư vấn bệnh qua điện thoại) và có thể đặt lịch khám theo giờ giúp tiếp kiệm thời gian của mẹ.

  • 7

    Phòng khám có chỗ để xe/ bảo vệ

    Nhiều mẹ sẽ thắc mắc việc lựa chọn bác sĩ nhi cho con và phòng khám có chỗ để xe liên quan gì đến nhau? Thực tế, một vị bác sĩ có tâm sẽ luôn chuẩn bị chỗ để xe và bảo vệ xe cho các ông bố bà mẹ đưa con đi khám. Việc này có lẽ hơi khó ở thành phố lớn, nhưng không thể không làm được.

  • 8

    Giá khám hợp lý

    Lệ phí khám bệnh cho mỗi bệnh nhi ở bệnh viện hiện nay khoảng từ 80.000-120.000 VNĐ (bệnh viện công). Trừ khi các bé đi khám bảo hiểm thì được miễn phí cả tiền khám và thuốc; còn nếu cha mẹ chọn khám dịch vụ (chất lượng cao, khám theo giờ) thì mỗi lần đưa con đến bệnh sẽ mất nhiều tiền hơn. Đặc biệt, nhiều phòng khám tư nhân lấy giá rất cao. Do đó, mẹ cũng nên cân nhắc trước về tiền phí khám trước khi chọn bác sĩ nhi.

    Nhiều bác sĩ khám tốt nhưng thích kê những đơn thuốc ngoại, đắt tiền trong khi một số bác sĩ khác cũng chữa bệnh hiệu quả chỉ bằng thuốc đơn giản. Mẹ nên tham khảo trước giá mỗi lần khám và thuốc trước khi chọn bác sĩ nhi cho con.

    Các mẹ có thể tham khảo thêm các kinh nghiệm:

    >> 

    >> 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]