Làm sao “cưa đổ” nhà tuyển dụng?

BizLIVE - Làm thế nào để lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng bằng những biểu hiện trên gương mặt và sức mạnh của cử chỉ. Tweet

15.5981

Cử chỉ, dáng điệu góp phần quan trọng vào thành công của một buổi phỏng vấn.

Theo BBC, trong thế giới xin việc qua mạng vốn tàn nhẫn và thường xuyên làm cho chúng ta hụt hẫng thì việc có được một buổi phỏng vấn mặt đối mặt tự thân nó đã là một thành tích đáng khen và có thể khiến cho người chai lỳ nhất cũng trở nên lo lắng.

Bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, đã chọn được bộ com-lê và đã đến ngày trọng đại? BBC Capital đã tìm đến trang hỏi đáp có tên là Quora để xem một số lời tư vấn, một số mẹo và kỹ thuật về tâm lý rất tuyệt vời mà bạn có thể áp dụng trong buổi phỏng vấn xin việc để làm tăng khả năng được nhận của bạn.

Đây là những câu trả lời cho việc làm thế nào để lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng bằng những biểu hiện trên gương mặt và sức mạnh của cử chỉ.

Bí quyết đôi tay

Đôi tay của bạn có thể tạo ra ấn tượng tích cực hay tiêu cực. Không có gì tệ hơn một cú bắt tay lạnh lùng khi bạn chào người phỏng vấn, theo bà Susan Bearry.

“Một bàn tay khô, ấm sẽ kích thích lòng tin. Còn bàn tay lạnh và ẩm sẽ khiến người khác quay lưng lại một cách vô thức,” bà viết.

“Khi bạn đến nơi sớm, hãy đi vào nhà vệ sinh để hong khô đôi tay. Các nghiên cứu tâm lý cho thấy ngay cả khi ai đó cầm trong tay một tách cà phê nóng thì người đó sẽ có tâm lý tích cực hơn về người mà họ đang nói chuyện.”

Khi bắt đầu phỏng vấn, hãy hạn chế tối đa các cử chỉ của đôi tay để không làm phân tâm.

“Hãy cho đôi tay ở chế độ ngủ,” Sharad Dhumane viết, “Nếu phải sử dụng chúng thì chỉ nên có những cử chỉ nhẹ nhàng và chậm rãi thôi.”

Dù bạn có muốn khoanh tay đến đâu cũng đừng làm, theo Melinda Edwards.

“Cử chỉ này tạo ra ấn tượng rằng bạn đang tập trung vào bản thân mình và không sẵn sàng thấu hiểu người khác,” bà viết.

Zambelli Sylar Federico khuyên rằng ứng viên nên lặp lại cử chỉ của người phỏng vấn để giành cảm tình của họ. Đó là một nghệ thuật, ông nói, mà những người bán hàng thường vận dụng để thuyết phục đối phương.

Bằng cách bắt chước cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, tác phong, nhịp thở... bạn đang muốn nói rằng: “Này, chúng ta đang đồng điệu với nhau. Chúng ta rất gần gũi. Ông/bà có thể tin tưởng tôi.”

Tuy nhiên bạn cần phải tinh tế, Federico lưu ý. Chẳng hạn như, người phỏng vấn dùng tay trái gãi mũi thì bạn vuốt mặt bằng tay phải. Họ ngồi bắt chéo chân thì bạn cũng bắt chéo chân theo chiều ngược lại.

“Sau khi bạn đã cảm thấy yên tâm với cử chỉ cơ thể bạn có thể tiến đến giọng điệu. Có thể bạn đã biết rõ rằng một số người nói với tốc độ rất nhanh nhưng đứt quãng, một số người nói chậm trong khi có người nói với nhịp độ đều đều.”
 Đừng tỏ ra căng thẳng trong buổi phỏng vấn

Chậm lại

Thời gian là một yếu tố quan trọng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải khẩn trương.

“Tôi từng có một người Sếp trầm tư thật sự lúc phỏng vấn và sau đó ông nói với tôi rằng ông thật sự thích cách tôi thở chậm và sâu trong khi phỏng vấn vì ông biết rằng tôi sẽ bình tĩnh khi gặp sức ép và sẽ giúp cho ông bình tĩnh,” bà Bearry viết.

“Hơi thở nhanh và ngắn hay nói như hết hơi là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang căng thẳng và nó khiến cho người phỏng vấn cũng cảm thấy căng thẳng và không thoải mái.”

Khi trả lời một câu hỏi, đừng phải cố lần nào cũng trả lời ngay nhất là khi câu hỏi có dụng ý gài bẫy, theo Tim Chi.

“Cũng là điều bình thường, đôi khi là điều khuyến khích, nếu bạn cần thời gian suy nghĩ kỹ câu trả lời.”

Điều này giúp bạn thể hiện sự tự tin: khi bạn dành thời gian suy nghĩ thay vì vội vội vàng vàng thì điều này sẽ khiến người đối diện đánh giá rằng bạn biết rõ giá trị của mình.

Tuy nhiên, có một lưu ý là bạn đừng suy nghĩ quá lâu, nếu không người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang mông lung hay căng thẳng.

Hãy giao tiếp tự tin nhưng đừng quá đà

Làm sao chúng ta có thể thể hiện sự tự tin trong khi chúng ta đang lo lắng?

Đừng để người ta thấy sự lo lắng của bạn và đừng bao giờ nói lời xin lỗi vì tôi đang căng thẳng.

“Cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể cũng là một yếu tố không thể thiếu trong một cuộc phỏng vấn thành công,” ông John Sannicandro, một nhà tâm lý trị liệu, cho biết.

“Hãy tập đi, đứng, ngồi để làm tăng tự tin,” ông khuyên.

Mặc dù một ứng viên căng thẳng sẽ không giành được cảm tình của người phỏng vấn nhưng một người quá tự tin cũng có thể gửi đi thông điệp sai lầm.

“Họ không muốn tuyển một người ngạo mạn trừ phi anh đã có tiếng tăm trong lĩnh vực của mình,” Carole Grimley viết, “Hãy lịch sự. Hãy cư xử như mọi người bình thường.”

Chăm chú lắng nghe và chỉ nói khi thích hợp


Đừng bao giờ cắt lời người phỏng vấn. Đôi khi bạn quá muốn chứng tỏ mình hiểu hay rằng mình nắm bắt rất nhanh nhưng không ai thích bị ngắt lời đâu, bà Bearry khuyên.

Quan sát phản ứng

Nét mặt có thể cho biết nhiều điều. Khi người phỏng vấn đang quan sát nét mặt của bạn thì bạn cũng nên quan sát lại họ và lưu ý họ phản ứng như thế nào với câu trả lời của bạn.

Điều quan trọng là biết được họ có hứng thú với những gì bạn trình bày hay không, theo Shino San.

“Nếu họ cảm thấy không hứng thú thì hãy tìm cách ngưng nói ngay cả khi điều bạn sắp nói ra rất có giá trị,” San nói.

“Và nếu họ lắng nghe một cách thích thú thì hãy nói lớn và mạnh lên. Hãy cho họ biết bạn là ai và tại sao họ cần bạn.”

 

KIM NGÂN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]