Làm sao để có nhiều nhà báo giỏi về KHCN ?

(VietQ.vn) – Trong hoạt động KH&CN địa phương, người làm khoa học ít có người viết, nên bài báo trên các phương tiện thông tin KH&CN, thông tin đại chúng còn nghèo nàn.

15.5976

Truyền thông khoa họccông nghệ (KH&CN) là hoạt động tương tác xã hội nhằm chia sẻ thông tin về chủ trương đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển KH&CN; về hoạt động KH&CN. 

Nhà báo viết về KHCN hay còn chưa nhiều

Từ những hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai, phát triển công nghệ trong các lĩnh vực khoa học, những hoạt động đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, kinh doanh, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, đến các hoạt động dịch vụ KH&CN như thông tin, , đo lường, chất lượng, sở hữu công nghiệp,…về thành tựu, kết quả của hoạt đông KH&CN: từ nhận thức của xã hội về KH&CN,vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế- xã hội, những tiến bộ KH&CN đạt được, khả năng áp dụng những kết quả, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, đời sống; đến những mô hình hoạt động tiên tiến, hiệu quả, những tổ chức, cá nhân điển hình …

Báo chí thúc đẩy KHCN phát triển

Mục tiêu của truyền thông KH&CN là nhằm năng cao nhận thức xã hội về hoạt động KH&CN, vai trò của KH&CN, làm cho xã hội hiểu đúng về KH&CN, về vai trò của KH&CN đối với phát triển đất nước; Cầu nối cung cầu giữa hoạt động KH&CN với sản xuất và đời sống. Hình thức truyền thông thường thông qua các kênh để truyền tải thông tin, như các hội họp, hội thảo, tập huấn, các cuộc thi, ấn phẩm xuất bản, báo, bản tin, trang web, đĩa DVD, đài, tivi…

Như vậy, công tác truyền thông KH&CN là nhằm góp phần tạo ra một xã hội đổi mới sáng tạo, một thế hệ nhà khoa học, doanh nhân kiểu mới tận tuy nghiên cứu, ứng dụng KH&CN gắn với nhu cầu của đất nước , gắn với hoàn cảnh, mội trường hội nhập hiện nay; một xã hội văn minh biết tư duy khoa học  trong các hoạt động của mình.

Công tác truyền thông KH&CN cần hướng vào tôn vinh, khích lệ tinh thần say mê sáng tạo, cống hiến tài năng và sức lực nhằm chấn hưng nền KH&CN nước nhà, nhằm khẳng định lòng tự tôn, danh dự quốc gia.

Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, nhận thức về vai trò của tuyên truyền về KH&CN ở Trung ương và địa phương đều chưa đặt đúng vị trí, chưa được quan tâm đúng mức.Còn nhiều bất cập trong truyền thông KH&CN.

Nhìn chung, hoạt động thông tin KH&CN có nhiều bước phát triển hơn những năm trước với nhiều hình thức khác nhau, những mô hình mới được đưa vào sản xuất, phục vụ tốt cho nhu cầu nghiên cứu KH&CN và năng cao kiến thức KH&CN của cán bộ, nhân viên nói riêng và nhân dân nói chung.

Còn thiếu người viết hay về KHCN

Tuy nhiên, cũng còn nhiều mặt hạn chế như: trình độ công nghệ thông tin của nhân viên còn chưa cao, thông tin chưa phong phú và đa dạng, chưa đáp ứng kịp thời cho công tác nghiên cứu cũng như phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo.

Một thực trạng là trong hoạt động KH&CN địa phương, người làm khoa học ít có người viết, nên bài báo  trên các phương tiện thông tin KH&CN, cả thông tin đại chúng còn nghèo nàn. Thông tin KH&CN thường không dồi dào, lại phức tạp nên so với những thông tin khác trong đời sống xã hội càng khó hấp dẫn.

Hầu hết thông tin KH&CN được biên soạn ở các dạng báo cáo khoa học khô khan nên nhìn chung công chúng khó tiếp nhận. Vì vậy, đòi hỏi sự đầy đủ, chuyên sâu và thận trọng trong việc tuyên truyền về KH&CN không hề là một viêc dễ dàng. Bên cạnh đó, người làm khoa học ít quan tâm đến kỹ năng thể hiện hoạt động, kết quả nghiên cứu của một cách dễ hiểu, đại chúng để cung cấp thông tin cho xã hội. Mong muốn là thúc đẩy, hỗ trợ để các nà khoa học giúp truyền đạt các nội dung và tầm quan trọng của công viêc họ làm.

Trong cơ chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN, cũng chưa đề cập đến các nội dung, hoạt động truyền thông của nhiệm vụ KH&CN. Thiết nghĩ nội dung chi này là cần thiết, cũng là thể hiện trách nhiệm xã hội của hoạt động  KH&CN để cung cấp thông tin cho xã hội về hoạt động của mình, cũng như xã hội cũng có quyền được biết những hoạt động, như hoạt động KH&CN thực hiện trên cơ sở tiền thuế.

Những hạn chế chung là đội ngũ làm truyền thông chưa được quan tâm xây dựng cả về số lượng và chất lượng chuyên môn; phương tiện tác nghiệp còn hạn chế. Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Một tồn tại lâu nay cần khắc phục ngay là các phương tiện thông tin đại chúng công lập cả ở cấp Trung ương cũng như địa phương chưa dành thời lượng cần thiết cho công tác truyền thông về chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có chính sách, pháp luật về KH&CN; đầu tư cho truyền thông rất hạn hẹp…

Để có nhiều nhà báo viết  hay về KHCN

1. Về mặt tổ chức, cần bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho phòng thông tin KH&CN của các sở KH&CN nhằm thực hiện tốt Khoản 8 Điều 50 Luật KH&CN “Mục đích chi ngân sách nhà nước cho KH&CN: ... Tuyên truyền,phổ biến kiến thức, truyền thông, thông tin, thống kê khoa học và công nghệ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giả thưởng khoa học và công nghệ”.

2. Bổ sung nội dung chi cho việc truyền thông KH&CN: tham gia triển lãm, hội thảo khoa học, tuyên truyền trên đài, truyền hình,… trong nội dung của các đề tài, dự án KH&CN.

3. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền KH&CN, đội ngũ nhà báo về KH&CN nhằm nâng cao năng lực truyền đạt, chuyển tải, kỹ năng thông tin về KH&CN.

4. Có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng truyền thoongcho các nhà  khoa học; có yêu cầu bắt buộc bồi dưỡng kỹ năng truyền thông KH&CN đối với một số hoạt động KH&CN trong một số lĩnh vực; một số nhiệm vụ KH&CN có quy mô, ảnh hưởng lớn.

5. Đổi mới phương pháp đào tạo, nội dung đào tạo đối với sinh viên ngành khoa học, ngành truyền thông KH&CN:

Học sinh chuyên ngành khoa học nên được yêu cầu để có các khóa học trong cách giao tiếp nghiên cứu khoa học cho công chúng. Những khóa học có thể bao gồm thông tin về văn bản kyc thuật, nhưng cũng nên dạy các kỹ năng thông tin liên lạc hữu ích trong việc giải quyết công cộng, chẳng hạn như cách trình bày một bài viết về một công  trình nghiên cứu khoa học, và  làm thế nào để trình bày kiến thức mới về đồ họa. Ngoài ra, các trường đại học nên có các hội thảo hơn để đào tạo các nhà khoa học để bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của họ để giao tiếp với các phương  tiện truyền thông hiệu quả hơn; biết trình bày vấn đề mình nghiên cứu một cách dễ hiểu hơn.

6. Để công tác truyền thông  KH&CN đạt hiệu quả cần tăng cường và đa dạng hóa các hình thức truyền thông như tổ chức triển lãm, xây dựng bảo tàng KH&CN, tuyên truyền trên các loại báo hình, báo giấy, báo nói …

7. Giao trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN công lập về công tác tuyên truyền KH&CN, mà trong đó, các viện, các trường ĐH đóng vai trofquan trọng. Còn gì lãng phí hơn khi chính các tập thể này có nhiều đề tài nghiên cứu, thành tựu nhưng không đến được với những người dân, với doanh nghiệp.

8. Lãnh đạo địa phương phải là những người đi đầu trong công tác truyền thông KH&CN. “Truyền thông khoa học là lĩnh vực quan trọng nhưng Việt Nam lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, do đó cần học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để xây dựng một chiến lược truyền thông khoa học công nghệ”.

TS Hồ Ngọc Luật

(Vụ trưởng vụ Phát triển KHCN địa phương, bộ KHCN)

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]