Làm sao để giúp con tránh bạo lực học đường?

Suốt hơn tháng nay, trên các phương tiện truyền thông, chúng ta thấy nạn bạo lực học đường trở thành một thực trạng làm toàn xã hội rúng động. Liên tục và dữ dội, hình như thực trạng này đang có xu hướng gia tăng và không dấu hiệu nào cho thấy tất cả sẽ được ngăn chặn. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6195
  • 1

    Cố gắng trở thành người bạn của con

    Bạo hành xảy ra trong nhà trường có nhiều hình thức, thông thường nhất là nạn nhân bị cô lập, bị bêu xấu. Nặng nề hơn là nạn nhân bị một hay nhiều bạn trong lớp mắng chửi, nhục mạ, bị vu oan hay bị đánh đập.

    Nạn nhân của bạo lực học đường thường là một học sinh có vẻ ngoài cô độc hay từ nơi khác mới chuyển tới. Một học sinh tuổi teen có vẻ ngoài xinh đẹp, nhiều bạn khác phái mến mộ cũng thường nhanh chóng trở thành nạn nhân của bạo hành. Một học sinh có thành tích học tập vượt trội, được thầy cô ưu ái cũng khó tránh khỏi bị cô lập hay bị nhục mạ.

    Muốn con không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, người làm cha mẹ phải dành nhiều thời gian cho con, quan tâm tới con thường xuyên. Chúng ta cố gắng trở thành người bạn lớn của con, khơi gợi, trò chuyện với con về vấn đề học tập, bạn bè, thầy cô ở trường. Phải làm thế nào cho con tin tưởng và tạo được một không khí gia đình thật cởi mở, ấm cúng. Có như thế khi gặp mâu thuẫn với bạn bè, trẻ mới không giấu nhẹm mọi việc trước cha mẹ và chúng ta mới có khả năng phòng ngừa bạo lực từ xa.

  • 2

    Trang bị cho con kỹ năng đàm phán

    Một đứa trẻ cô độc, thiếu cởi mở luôn là “mồi ngon” cho những trò chọc phá ác ý của số đông. Nếu con bạn là một đứa trẻ rụt rè và giao tiếp kém, chúng ta cố gắng truyền đạt cho con kỹ năng giao tiếp, giúp con trở nên hoạt bát và hòa đồng hơn. Nên khuyến khích trẻ tham gia tất cả hoạt động ngoại khóa, hội trại trong trường, các chuyến du lịch dã ngoại cùng bạn bè để con có tinh thần đồng đội, tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, sự trung thực và nhường nhịn.

    Nếu con bạn đã vướng vào rắc rối, có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, cần trang bị ngay cho con kỹ năng đàm phán. Trẻ có thể đàm phán trực tiếp với những bạn học có thể là người thực hiện hành vi bạo hành với mình. Đây là một việc làm hết sức quan trọng và mang tính quyết định. Trong bất kỳ đứa trẻ nào đóng vai “Chaien” cũng có một phần thiện tiềm ẩn, hãy cho con bạn biết điều đó. Hãy hướng dẫn con thẳng thắn nói chuyện với kẻ hà hiếp mình trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng, “biết người biết ta”, thông hiểu và bản lĩnh. Nếu con bạn có kỹ năng đàm phán tốt, chắc chắn những hiềm khích sẽ được hóa giải và bạo lực cũng không có cơ hội phát tác.

  • 3

    Khi nào người lớn cần can thiệp?

    Nếu mọi nỗ lực đàm phán của con bạn thất bại, thời điểm này cần có sự gặp gỡ giữa nhà trường và gia đình trên tinh thần giải quyết triệt để, rốt ráo mâu thuẫn giữa các em. Sự can thiệp của người lớn là cần thiết nhưng phải là những người lớn biết người biết việc, thật bình tĩnh và công bằng. Một mâu thuẫn lâu dài và âm ỉ rất có thể dẫn tới việc đứa trẻ bị bạo hành phản ứng nguy hiểm và tiêu cực. Có trẻ bị bạo hành dùng dao hay vật nhọn chống trả kẻ bạo hành và hậu quả thật đau lòng. Có trẻ bị bạo hành trở nên trầm cảm và sau đó là tự vẫn.

  • 4

    Dạy con không là người vô cảm với bạo lực

    Bạn cũng cần dạy con mình có phản ứng tốt khi thấy bạn bè trở thành nạn nhân. Một lần con gái tôi chứng kiến một bạn trai cùng lớp bị nhóm bạn trường khác kéo đến đánh hội đồng, cháu đã hô to nhờ người đi đường can thiệp. Sau đó cháu chạy vào trường nhờ thầy giáo bênh vực bạn. Rất may, người đi đường và giáo viên ngăn chặn kịp thời và em học sinh thoát nạn. Tôi hết sức vui vì đã hướng dẫn cháu từ lâu cách phản ứng trước khi chứng kiến sự cố.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]