Làng nghề thêu Quất Động

Nói đến nghề thêu, người ta thường nhắc đến đất tổ nghề Quất Động với tất cả sự trân trọng và tự hào. Với chặng đường trên 400 năm, các thế hệ cháu con đã tiếp bước cha ông đưa nghệ thuật thêu truyền thống Việt Nam lên những đỉnh cao nghệ thuật.

15.5995

Làng nghề thêu Quất Động


Đã có biết bao nghệ nhân sinh ra trên mảnh đất này, biết bao những cái tên đã trở thành niềm tự hào của nghề thêu truyền thống của Việt Nam

 


Với mỗi người Quất Động, nghề thêu chính là tất cả cuộc sống. Dù bất cứ ai mỗi khi có dịp đặt chân đến nơi đây cũng đều nhận ra niềm đam mê của những con người hết sức chân chất và giản dị nơi đây. Có lẽ cũng bởi niềm đam mê đó, tâm hồn nghệ sỹ đã được hình thành và chắp cánh cho sự kỳ diệu cho đôi bàn tay các nghệ nhân nơi đây. Những bức tranh thêu của cố nghệ nhân Phạm Viết Tương, đặc biệt là bức ảnh Bác Hồ vẫn được người Quất Động nâng niu như một báu vật của làng bởi tất cả sự tinh túy của nghệ thuật thêu được lưu giữ trong nó. Bức tranh thêu nhà vua Thái Lan Phu Mi Bon A Đun Da Dệt, của nghệ nhân Thái Văn Bôn đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn trong bộ sưu tầm của hoàng gia Thái Lan bởi những đường thêu sống động, sự gọt tỉa từng mũi kim tinh tế .
 


Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn với một đôi mắt tinh tường của nghệ nhân Phạm Viết Đinh, không ai nghĩ rằng ông đã ở tuổi ngoài bảy mươi. Hàng ngày, ông ngồi bên khung thêu chục giờ liền và dưới bàn tay múa lượn với những đường kim mũi chỉ của ông là những cánh đồng dậy thơm hương lúa, những đêm trăng thả thuyền buông câu, những chiều đông Hồ Gươm xao xác heo may, những cơn mưa chiều bất chợt trên khu phố cổ tường vách rêu phong... Không chỉ giỏi thêu các bức tranh phong cảnh Việt Nam mang đậm giá trị nghệ thuật, ông còn thêu rất nhiều những bức tranh do khách hàng nước ngoài trực tiếp đặt hàng, đó là đỉnh Phú Sỹ tuyết phủ xa xa, là tháp Effel mãi tận Paris hoa lệ…Vừa sáng tác, vừa thêu, ông còn tập trung vào sáng tạo những bức tranh phong cảnh Việt Nam, tỉ mỉ sửa lại những bức tranh do con, cháu thêu đồng thời cũng truyền đạt lại những bí quyết nghề thêu cho cô cháu nhỏ. Bức thêu muốn đẹp người thợ thêu phải thả hồn vào nó sao cho nó thật sống động qua những mảng sáng tối, nét đậm nhạt, có khi sợi chỉ còn phải tách làm đôi, làm ba. Nhìn tay kim của ông đâm lên, rút xuống nhanh thoăn thoắt, người ta chợt nhớ tới bài trống quân của phường thơ thêu Quất Động xưa "Lấy chồng thợ thêu sướng như ông tiên thọ nhỏ, trong nhà thắp đèn tỏ sáng hơn sao, tay cầm kim như Triệu Tử múa đao, ngồi vắt chân như Khổng Minh xem sách" và chắc sẽ hiểu được sao người thợ thêu Quất Động ai cũng yêu nghề như thế - Sao Quất Động lai có được những sản phẩm thêu tuyệt vời như thế.

Thật xứng danh những người con trên đất tổ nghề thêu!


Sưu tầm
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]