Làng nghề tôm khô Rạch Gốc

Tiếng đập bao tôm bình bịch; nhiều người tụm ba tụm bảy để làm khô tôm tít… Hình ảnh này trở nên quen thuộc ở chợ Rạch Gốc (xã Tân An, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) mỗi khi mùa xuân đến. Họ tất bật với công việc của mình để có từng ký tôm lụi, tôm tít khô cho thương lái bán ba ngày tết.

15.6056

Làng nghề tôm khô Rạch Gốc

Tôm bắt đầu đưa vào lò sấy, sau khi qua lò luộc.

 

Ai có dịp đến chợ Rạch Gốc vào những ngày chớm đông, trong không khí lành lạnh của những ngày đầu năm thì khung cảnh nơi đây thật tất bật. Ai nấy đều bắt đầu công việc của mình. Họ tụm ba tụm bảy để làm khô. Đặc biệt, ba khía Rạch Gốc nổi tiếng từ lâu, nhưng hiện nay ở đây còn có cái chợ mà người ta hay gọi là chợ tôm khô sôi động vào những ngày giáp tết. Theo lời của những người cố cựu, mấy chục năm trước biển Rạch Gốc nhiều loài cá quý hiếm đến đây sinh sống theo con nước. Vào những ngày mùa, cá tâp trung vào bờ như “trẩy hội”. Do đó, Rạch Gốc là xứ sở của: hội cá đường, hội ba khía. Còn bay giờ, Rạch Gốc là nơi cư trú của người từ nơi khác đến lập nghiệp. Và để đối phó với công cuộc mưu sinh, họ làm nhiều nghề để kiếm sống. Người nhiều vốn, buôn bán tạp hóa; người ít vốn mua những thứ tôm vụn của các ghe sau ngày cặp bến để làm tôm khô. Ít vốn, nhiều công thu lời cũng khá, do đó nghề làm tôm đã thu hút nhiều người chờ tới độ tháng 11 (âm lịch) hàng năm đúng thời điểm của tôm tít, tôm chì… là họ bắt tay vào nghề.

Tôm tít từ chỗ bị xem thường nay có giá.
 

Đến nhà bà Lưu Thị Nhành, ngụ ấp Rạch Gốc, đập vào mắt chúng tôi là những sàn nối liền với nhau đầy những lụi tôm. Bà Nhành cho biết: Một năm gia đình bà trông vào tháng 11, 12 để làm tôm lụi theo đơn đặt hàng từ trước. Khách của bà phần đông là chủ nhà hàng, khách sạn hoặc những thương lái tận Sài Gòn dặn trước. Giá mỗi ký tôm lụi khoảng 350.000đ (*). Muốn có được 1kg tôm lụi khô phải mua đúng 10 kg tôm tươi. Thông thường, làm tôm lụi vào thời điểm này là tốt nhất. Người mua nhiều, tôm không có tình trạng “dội chợ”. Đặc biệt, phơi tôm thuận tiện bởi có cái nắng nào bằng nắng tháng giêng. Nếu gặp một ngày mưa, tôm sẽ bị hư. Thấy bà Nhành làm ăn được, nhiều người làm tôm lụi theo nhưng đều tập trung chỗ bà Nhành tìm “đầu ra”. Có hôm, điện thoại nhà réo liên tục để đặt hàng tôm lụi, bà Nhành đứng ra thu mua giao cho mối như đã hứa để khỏi thất hứa.

Cách đây hai năm, con tôm tít là loại “đại kỵ” của chủ hàng đáy, ghe ta ở Rạch Gốc. Một phần, tôm tít không có nơi tiêu thụ. Bán giá rẻ như bèo mà cũng chẳng ai mua. Ngay vào mùa chướng, tôm tít đổ đống. Thấy tiếc, nhiều lão ngư bảo, thôi thì làm khô thử xem. Ăn ngon chắc có giá hòng vớt vát chút đỉnh tiền xăng dầu mỗi chuyến ra khơi. Nhưng muốn làm khô tôm tít cũng chẳng dễ chút nào. Phải dùng kéo cắt vỏ hai bên rồi muối nước đá một đêm, lột sạch vỏ cho gia vị vào đem phơi khô. Nào ngờ, khi phơi một nắng, đem khô tôm tít bỏ vào chảo có mỡ nóng liền vớt ra nhấp với bia những ngày giáp tết còn gì bằng. Vì vậy, khô tôm tít được nhiều người biết đến, giá tăng vùn vụt. Một ký tôm tít khoảng 100.000 - 120.000đ (*). Có khi bán còn không kịp. Ông Lý Mộng Hoàng nói: “Từ ngày làm được khô tôm tít, dân ở đây đỡ lắm. Vào dịp tết cũng có đồng ra đồng vô từ con tôm tít. Mấy năm trước đổ đi, nay một ký 100.000đ chứ đâu có ít”. Chị Nguyễn Kim Phượng - thành phần xóa đói giảm nghèo của xã Tân An - hôm gặp tôi, chị khoe: “Trung bình một con nước gia đình tôi được khoảng ba, bốn ký khô tôm tít. Làm khô cực trần ai, hai tay chảy máu nhưng có tiền xài tết”.


Sưu tầm
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]