Tăng khả năng lây lan qua các năm: Tính tới thời điểm 2/6/2014, toàn thế giới ghi nhận 676 trường hợp MERS-CoV tại 20 quốc gia, trong đó có 202 tử vong, thuộc các khu vực Trung Đông, Châu Âu, Bắc Phi, Châu Á và Châu Mỹ. Tuy nhiên chỉ trong vòng 1 năm, số trường hợp mắc MERS đã tăng lên đáng báo động. 434 ca tử vong/1154 ca mắc tại 26 nước gồm 9 nước chủ tại và 17 nước có ca bệnh xâm nhập. 
 

Dường như có rất nhiều điểm tương đồng trong cách vi-rút MERS bùng phát ở các bệnh Ả-rập Xê-út với cách dịch SARS bùng nổ trước đây ở Toronto, Canada. Cho tới nay, vi-rút MERS dường như không dễ dàng lây lan như SARS. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng bản thân vi-rút SARS cũng không lan rộng lắm, thế nhưng tầm ảnh hưởng của nó vẫn rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, một thí nghiệm đã cho thấy, vi-rút MERS có thể tồn tại trong không khí một khoảng thời gian nhất định với điều kiện môi trường chung gồm chủ thể mang vi-rút và những người xung quanh.
              
 
MERS dễ bùng nổ nhưng khó kiểm soát: Các chuyên gia y tế rất muốn bài trừ vi-rút khỏi cơ thể con người và đưa trả lại tự nhiên. Nhưng thực hiện điều này không hề dễ dàng. Trên thực tế, chúng ta đang trong tình trạng 'tay không đánh giặc'. Hiện nay chúng ta không có vắc-xin phòng bệnh cũng như phương pháp đặc trị cho loại vi-rút này. 
              
Bên cạnh đó, việc ngăn chặn nguồn lây lan vi-rút cũng rất khó khăn. Chúng ta không thể tiêu hủy toàn bộ lạc đà tại Trung Đông - vì chúng là loài vật rất được coi trọng tại khu vực này. Ngoài ra, không ai có thể chắc chắn được liệu ngoài lạc đà có còn nguồn truyền bệnh nào khác không.
Chính vì vậy việc kiểm soát được tốc độ lây truyền của vi-rút MERS là rất quan trọng. Nếu để MERS bùng nổ thành đại dịch thì cả thế giới sẽ phải đối mặt với một đại dịch như Ebola vừa qua, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển của đất nước đại dịch đi qua.
              
 
Vi-rút MERS có khả năng thay đổi và nguy hiểm hơn những chủng cùng loại:MERS-CoV là một loại vi-rút mới thuộc chi Beta. Mặc dù vào thời điểm mới được phát hiện, đã nhầm lẫn giữa MERS với người họ hàng SARS. Tuy nhiên trên thực tế, loại vi-rút này có đặc điểm và cơ chế khác hẳn. Chính điều này khiến chúng trở nên nguy hiểm và khó phán đoán hơn nhiều.
 
Các nhà khoa học cho rằng, con đường lây truyền của vi-rút MERS là từ động vật sang người. Một loại vi-rút tương tự đã được phát hiện trong ADN của lạc đà tại các vùng Ả-rập Xê-út, Qatar hay Ai Cập - những nơi được cho là nguồn phát sinh của căn bệnh này. Mặc dù vậy, các nghiên cứu cũng cho thấy khi còn ở trong cơ thể động vật, vi-rút MERS không hoạt động nên những con vật này không có triệu chứng mang bệnh. Chỉ khi vào đến cơ thể người, loài vi-rút này mới trở nên nguy hiểm và khó kiểm soát.
 
Tuy nhiên, vi-rút MERS còn có thể gây suy thận cấp - triệu chứng hiếm gặp đối với các loại vi-rút khác gây nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy, làm tăng mức độ nguy hại của loại vi-rút này. Chúng ta hoàn toàn không thể lường trước được những gì có thể xảy ra, liệu MERS có bùng phát thành đại dịch hay không? Nhưng chắc chắn hậu quả của việc này là điều mà cả thế giới đã từng trải qua với những đại dịch bệnh khác.
              
MERS có nguy cơ bùng phát thành dịch: Hiện nay, dịch bệnh MERS đang bùng phát tại 9 quốc gia thuộc vùng Trung Đông và đã lan đến nhiều quốc gia khác, trong đó châu Á cũng có những quốc gia với tình hình đáng báo động như Hàn Quốc. Dịch có khả năng lan truyền ngày càng rộng rãi. Cũng giống như SARS, MERS gây viêm phổi với các triệu chứng điển hình như sốt cao, ho và khó thở.
 Theo Suckhoedoisong.vn
 

 

 



 

 

Ngoài ra, một thí nghiệm đã cho thấy, vi-rút MERS có thể tồn tại trong không khí một khoảng thời gian nhất định với điều kiện môi trường chung gồm chủ thể mang vi-rút và những người xung quanh
Ngoài ra, một thí nghiệm đã cho thấy, vi-rút MERS có thể tồn tại trong không khí một khoảng thời gian nhất định với điều kiện môi trường chung gồm chủ thể mang vi-rút và những người xung quanh