Những ai mắc bệnh gì phải hạn chế ăn tỏi?

Tỏi gần như không có hiệu lực với một số loại virus gây viêm mà chúng còn có thể gây kích thích dạ dày, ruột, ức chế quá trình tiết dịch của dạ dày làm cho bạn phải nếm cảm giác đầy bụng.

15.6028

Người mắc bệnh về mắt

Dân trí cho biết, cổ nhân nói rằng, “tỏi trị trăm bệnh chỉ trừ duy nhất là hại mắt”. Thời gian lâu dài ăn nhiều tỏi là có hại cho mắt. Tỏi có vị hăng nhất, hơn nữa có thể đi tới mọi ngóc ngách trong cơ thể, tỏi lại thông với mất, dễ gây ra tổn thương cho mắt. Vì vậy những người bị bệnh về mắt khi ăn tỏi chú ý không nên ăn quá nhiều, trong quá trình chữa trị nhất định phải kỵ thực phẩm hăng cay.

Người có thể chất yếu và nhiệt

Cổ nhân cho rằng ăn nhiều tỏi sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, “Bản thảo tùng tân” ghi chép “tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi”. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý.

Bệnh gan không nên ăn tỏi

Cũng theo Sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe cho rằng tỏi gần như không có hiệu lực với một số loại virus gây viêm mà chúng còn có thể gây kích thích dạ dày, ruột, ức chế quá trình tiết dịch của dạ dày làm cho bạn phải nếm cảm giác đầy bụng, buồn nôn và khó tiêu.

(Ảnh minh họa)

Hơn nữa, thành phần trong tỏi chứa một đơn chất dễ bay hơi khiến cho các tế bào hồng cầu và hemoglobin giảm nhanh chóng. Về lâu dài, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân viêm gan.

Người tiêu chảy không nên ăn tỏi

Với những người bị tiêu chảy cũng không nên ăn tỏi. Khi bị tiêu chảy, hệ đường ruột đang bị tổn thương nên sẽ dễ dẫn đến nguy cơ viêm mạc đường ruột, nặng hơn là xung huyết và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn.

Bên cạnh đó, với những người mắc hội chứng bệnh glucoma, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc cần hạn chế ăn tỏi để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Theo y học dân gian và một số sách phương đông học nếu người ăn quá nhiều tỏi trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương gan và làm nảy sinh một số mầm bệnh. Hơn nữa, trong thời gian điều trị bệnh tật bạn cũng nên hạn chế ăn tỏi hoặc không nên ăn tỏi mà bổ sung các dưỡng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện dinh dưỡng mà còn giúp phòng ngừa chứng bệnh ung thư, tim mạch.

Người bệnh nặng thận trọng khi ăn

Tỏi thuộc thực vật phát chất, gọi là thực vật phát chất là chỉ đặc biệt dễ dẫn đến một một bệnh nào đó hoặc làm nặng thêm các bệnh đã bộc phát trước đó. Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]