Những "du hành gia" khỉ nổi tiếng thế giới

Dân trí Con khỉ được Iran đưa thành công vào vũ trụ mới đây chỉ là một trong rất nhiều “du hành gia” khỉ trên thế giới. Nhiều con khỉ đã được lưu danh mãi trong các chương trình vũ trụ của các nước.

0
Con khỉ được Iran đưa thành công vào vũ trụtrở về trái đất an toàn.
 
Về thông tin Iran đưa thành công khỉ vào vũ trụ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, “Tôi đã thấy con khỉ - thấy những bức ảnh về con khỉ nhỏ bé, rất rất đáng thương đó đang được chuẩn bị bay vào vũ trụ”. “Ai có thể làm điều đó đối với một con khỉ”, Ken Layne của tờ The Awl cũng “đồng điệu”.

 

Nhưng trên thực tế, nhiều nước đã làm điều đó. Mỹ, Liên Xô, và Pháp đã đưa một loạt loài khỉ vào vũ trụ trong thời kỳ cao trào của Chiến tranh Lạnh, nhằm chuẩn bị cho các sứ mệnh đưa người vào vũ trụ.

 

Nhiều con khỉ đã được phóng lên quỹ đạo vào những năm 1940, 50, và 60 đã không sống sót, vì đã xảy ra các vụ nổ, vì dù bị hỏng hoặc các con vật này bị lạc trên biển. Nhưng cũng có nhiều con khỉ đã trở nên nổi tiếng, là hiện thân của các chương trình không gian trong thời “trai trẻ” và khi “về già” lại hưởng cuộc sống “an nhàn” trong vườn thú. Dưới đây là một vài câu chuyện về những “phi hành gia” khỉ này.

 



Cô khỉ Baker, một con khỉ sóc, trong “trang phục” vũ trụ trước chuyến bay trên tên lửa đẩy Jupiter AM-18. Sứ mệnh Jupiter AM-18 được thực hiện vào ngày 28/5/1959, mang theo cô Baker và một con khỉ nâu Able vào tầng thấp của quỹ đạo. Cả hai con khỉ này đều trở về trái đất an toàn và đây là sứ mệnh thành công đầu tiên của Jupiter AM-18.


Able sẵn sàng cho cuộc thử nghiệm trước chuyến bay.


Able sau khi trở về trái đất. Mặc dù sống sót song Able đã chết vài ngày do biến chứng gây mê trong quá trình phẫu thuật để đưa một thiết bị trong cơ thể ra.

Thi thể của Able được bảo quản và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng không gian vũ trụ quốc gia Mỹ.


Còn cô nàng Baker sống 20 năm sau chuyến bay vào vũ trụ. Khi chết, Baker được chôn ở Trung tâm không gian và tên lửa Mỹ, với mộ thường được khách tới thăm chất đầy chuối.
 

Sam, chú khỉ nâu Ấn Độ 2 tuổi, và người “quản lý” sau chuyến bay của Sam trên tàu vũ trụ Little Joe 2 ngày 4/12/1959. Sam được đặt tên theo trường Y học Hàng không ở San Antonio, Texas, Mỹ.


Sam trong bộ đồ “du hành gia”. Sau chuyến bay, Sam được giữ lại theo dõi nhiều năm tại Căn cứ không quân Brooks và sau đó được “nghỉ hưu” tới cuối đời tại vườn thú San Antonio.


Cô nàng Sam, một con khỉ nâu và là bạn của chú Sam, được đặt trong khoang chứa trong chuyến bay ngày 21/1/1960, trên tên lửa Little Joe 1B.

Cô nàng Sam tư lự trước chuyến bay thử.


Một trong hai con khỉ sóc được chọn bay trên module khoa học của phòng thí nghiệm không gian Spacelab 3, trước chuyến bay thực.


Du hành gia William E. Thornton quan sát một trong hai con khỉ trong Spacelab 3.


Nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Mỹ Alan Shepard chụp ảnh cùng Ham, chú tinh tinh đã bay vào vũ trụ trước ông 5 tháng, trong chuyến bay ở tầng thấp của quỹ đạo trên tên lửa Mercury Redstone vào ngày 31/1/1961. Thành công của Ham đã mở đường cho sứ mệnh của Shepard ngày 5/5/1961.


Ham được chỉ huy tàu trục vớt U.S.S. Donner “chào hỏi” sau khi trở về trái đất. Sau chuyến bay, Ham, tên được đặt theo những chữ cái đầu của Holloman Aerospace Medical Center (Trung tâm y tế vũ trụ Holloman), đã sống 17 năm ở vườn thú quốc gia của Washington D.C. trước khi chuyển tới Bắc Carolina. Ham “qua đời” năm 26 tuổi và được chôn cất ở International Space Hall of Fame ở New Mexico.
 
Vũ Quý
Theo FP
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]