Những suy tư nghệ thuật nơi dòng Mê kông đang chảy

"Tâm hồn mẹ" - tác phẩm của nghệ sĩ Lào Marisa Darasavath Đi qua Lào, Campuchia, Thái Lan, cuộc triển lãm- sắp đặt- trình diễn với tựa đề “Ở dưới” trong Dự án nghệ thuật đương đại quốc tế của các nghệ sĩ 4 nước thuộc vùng Mê kông đang tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Việt (42 Yết Kiêu, HN) và để lại nhiều ấn tượng trong công chúng yêu nghệ thuật.

15.5995

Thực hành quản lý nghệ thuật được xem là một trong những thành phần xây dựng và kỹ năng quan trọng để đạt được những mục đích của dự án nghệ thuật và văn hoá sông Mê kông, cụ thể đó là mở rộng và cổ vũ những nền nghệ thuật và văn hoá đương đại trong vùng với những hội thảo quản lý và triển lãm nghệ thuật lưu động.

Theo Giám đốc quản lý nghệ thuật Chattiya Nitpolprasert thì cuộc triển lãm Ở dưới có mục đích nêu lên những ý tưởng ở trên và những giá trị thông qua thực hành nghệ thuật, đưa đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa công chúng ở các nước khác nhau.

Qua cuộc triển lãm, người xem cũng có thể hiểu được các quan điểm phê bình và những câu chuyện riêng của các nghệ sĩ ẩn dưới bề mặt của các tác phẩm nghệ thuật. Những nhà quản lý nghệ thuật được bầu chọn từ Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã cho thấy chủ đề chính Ở dưới dựa trên bối cảnh phát triển của riêng từng người cũng như trình bày những kết quả của họ thông qua thực hành quản lý nghệ thuật. Mỗi nước đã chọn ra 5 nghệ sĩ và các tác phẩm gốc của họ sẽ trình bày ý tưởng đó. Điều thú vị nhất là triển lãm này không chỉ miêu tả nền nghệ thuật đương thời trong vùng mà còn cho thấy nhận định của các nhà quản lý nghệ thuật rằng có nhiều khía cạnh Ở dưới rất quan trọng để biểu đạt.

Định nghĩa quản lý nghệ thuật này được trình bày dưới những cách tiếp cận khác nhau. Nếu những nghệ sĩ Lào nhấn mạnh đến sự phát triển của nền nghệ thuật Lào đương đại với hy vọng khuyến khích những khán giả không chỉ ở Lào mà còn vượt ra ngoài, không đánh giá bề mặt các tác phẩm nghệ thuật Lào, không thưởng thức ý định và bối cảnh nguồn gốc của các nghệ sĩ theo cách hiểu của sự phát triển nghệ thuật Lào đương thời thì Lê Ngọc Thanh, một nhà quản lý nghệ thuật VN đã chọn miêu tả sự phát triển phong phú nền nghệ thuật đương đại ở VN từ năm 1997- 2007 với cách nhấn mạnh các tác phẩm nghệ thuật đa dạng và sâu sắc có thể được chọn để minh hoạ cho tầm quan trọng của lịch sử VN và tác động của nó đối với xã hội VN đương đại. Những nhà quản lý nghệ thuật Thái Lan và Campuchia lại khai thác những vấn đề trừu tượng ở đất nước họ.

Khá ấn tượng là cách diễn tả “Ở dưới con đường” của các nghệ sĩ Campuchia mà ở đó, con đường được thể hiện như một biểu tượng của một hành trình và phương hướng của người nghệ sĩ. Những video art và các bức ảnh của các nghệ sĩ Thái Lan cũng để lại nhiều dấu ấn cuốn hút với người xem.

Ở dưới đã thực sự tạo nên một không gian trưng bày, biểu diễn sinh động và ý nghĩa, một không gian nghệ thuật cho các nghệ sĩ vốn không quen biết và cách xa nhau về khoảng cách địa lý nhưng lại có chung một cội nguồn là vùng sông Mê kông.

Đó là nơi gặp gỡ của những dòng sông theo cách nói của nhà quản lý nghệ thuật Việt Nam Lê Ngọc Thanh. “Mỹ thuật đương đại của các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia gắn liền với nền văn minh lúa nước và có sự hợp lưu với thế giới.

Thông qua những điểm nhìn được thể hiện trong các tác phẩm mỹ thuật, công chúng sẽ được tiếp cận với những suy tư cá nhân và sự chuyển biến của xã hội trong vòng 10 năm qua tại các nước vùng Mê kông thông qua những tác phẩm đương đại của mỗi nước”- nhận định của nhà quản lý nghệ thuật VN Lê Ngọc Thanh.
 
Theo Văn Hóa
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]