Những tính năng đặc biệt từ khoai mì

Xanh thơm lá dứa, vàng nghệ hay tím màu lá cẩm, những cọng bánh khoai mì lẫn với cùi dừa nạo và hương thơm muối mè làm thành món ăn vặt hấp dẫn.

0


Lột bỏ vỏ khoai mì và ngâm lâu trong nước trước khi chế biến - Ảnh: N.Ngọc

Trên thế giới có khoảng 40 giống khoai mì (hay sắn) khác nhau nhưng tính về hàm lượng acid cyanhydric (rất độc và có vị đắng) thì chỉ có một loại khoai mì là có thể ăn được. Khoai mì là thực phẩm cung cấp năng lượng do có hydrat cacbon dễ tiêu (130 Kcal/100 gr) nhưng lại ít khoáng chất và gluten, vì thế nên kết hợp với các thực phẩm khác có sắt và calcium.

Khoai mì có thể hấp, luộc hay chiên, kết hợp với thịt và cá để chế biến thành nhiều món ăn ngọt và mặn rất phong phú. Ngoài việc làm no nhanh, bột khoai mì còn có những tính năng trị những bệnh nhẹ như tiêu chảy, rát dạ dày, xoa dịu ngứa da và bảo vệ chống đỏ da. Lá khoai mì phơi khô và nghiền thành bột được người dân Guadeloupe sử dụng làm thuốc đắp trên các vết bỏng nhẹ. Người ta còn sử dụng nước cốt từ bột khoai mì mài hòa với sữa đặc và uống mỗi ngày một ly, trong vòng một tuần, để trị bệnh thiếu máu. Ngoài ra, nhiều nơi còn dành riêng cho khoai mì sự quan tâm đặc biệt và giới thiệu ra thế giới các món ăn phong phú từ loại lương thực này.

Lưu ý: Không ăn khoai mì cao sản, khoai mì lâu năm, khoai mì có vị đắng, đọt khoai mì. Giải độc khi chế biến khoai mì bằng cách bỏ vỏ, cắt bỏ đầu củ, ngâm lâu trong nước,  khi nấu mở nắp nồi cho bay hơi độc chất.

Minh Quân

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]