Ðột phá trong nghiên cứu huyết thanh kháng nọc độc

SKĐS - Các nhà nghiên cứu của Trường Y học Nhiệt đới Liverpool (Anh) đang sử dụng một kỹ thuật mới có tên gọi ‘antivenomics’

0

Các nhà nghiên cứu của Trường Y học Nhiệt đới Liverpool (Anh) đang sử dụng một kỹ thuật mới có tên gọi ‘antivenomics’ (tạm dịch Chất kháng nọc độc’ để tăng khả năng rút nọc độc từ loài rắn trong quá trình chế tạo huyết thanh.Chất kháng nọc độc được tạo ra từ nọc độc lấy từ rắn, nhện hoặc côn trùng tương ứng. Độc được làm loãng và tiêm vào ngựa, cừu hoặc dê. Vật chủ sẽ trải qua quá trình phản ứng miễn dịch với độc, sinh ra kháng thể chống lại chất độc. Những kháng thể này có thể được lấy từ máu của vật chủ và dùng để trị thương do nọc độc.TS Robert Harrison cho biết: “Chỉ tính riêng ở tiểu khu vực Sahara châu Phi, mỗi năm có 32.000 ngư ời chết vì bị rắn độc cắn và hơn 96.000 người bị tàn tật do buộc phải chặt tay, chân vì trúng nọc rắn.”Hiện nay,  phương pháp rút nọc mà chỉ có một lượng nọc rất nhỏ từ các loài rắn độc khác nhau được chiết xuất ra, dẫn đến lượng chất kháng nọc sẵn có bị giới hạn – điều mà nhóm nghiên cứu của trường Y học Nhiệt đới Liverpool (LSTM)  hi vọng rằng họ có thể thay đổi và mang lại loại huyết thanh kháng nọc độc của mọi loại rắn cho những người dân nghèo châu Phi. Đây được coi là bước đột phá có thể cứu sống hàng chục ngàn sinh mạng mỗi năm.

          Lan Anh (Theo Tatra 4/2015)

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]