Phương pháp "thể dục không chạy" cho người cao tuổi

Đây một loại thể dục nhẹ nhàng, dùng tay là chính, rất phù hợp với người trung và cao niên.

31.1939

Ưu điểm của thể dục không chạy là người tập ít bị chấn thương, có thể thực hiện ở bất cứ không gian nào. Hiệu quả mà nó đem lại không thua kém gì so với môn chạy bộ. Vì vậy, phương pháp này đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.

Theo quan niệm lão khoa ngày nay, đối với người cao tuổi, cường độ tập luyện quá lớn sẽ làm tăng nhanh quá trình ôxy hóa, sinh ra nhiều gốc ôxy tự do (một tác nhân thúc đẩy quá trình lão hóa). Ngoài ra, sự vận động quá căng và dài sẽ dễ làm tổn thương một số cơ quan trong cơ thể.

Ngược lại, những vận động nhẹ nhàng có thể hạn chế hiện tượng trên, kích thích sản sinh các chất bổ trợ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, ngăn cản và diệt trừ các tế bào đột biến thành tế bào ung thư. Nó cũng giúp cho người tập phấn chấn, sảng khoái, vui tươi.

Thể dục không chạy cũng thuộc dạng vận động này. Nó không chỉ thích hợp với người cao tuổi mà còn tốt đối với người yếu sức, mắc các bệnh tim mạch.

Thể dục không chạy gồm 4 động tác cơ bản. Khi mới tập, mỗi động tác cần thực hiện trong 1-2 phút, sau đó tăng dần lên 5-10 phút (tùy theo sức của từng người). Cụ thể như sau:

Chuẩn bị: Xoay, xoa, vẩy ngón, cổ và cánh tay như cách xoa chơi quả bóng để thúc đẩy tuần hoàn máu, làm nóng dẻo các khớp và cơ tay.

Động tác 1: Nằm ngửa, tay vươn thẳng lên trên, dùng cánh tay làm mô phỏng động tác đạp xe.

Động tác 2: Đứng thẳng, 2 tay dang ngang rồi vẩy chậm như chim vỗ cánh.

Động tác 3: Tưởng tượng trước mặt có treo 1 túi cát và dùng nắm tay đấm nó; hoặc tưởng tượng đang tập đấu, đánh đỡ với 1 đối tượng giả định.

Động tác 4: Tung bóng lên không rồi bắt lấy, hoặc lăn, ném bóng vào tường cho bật ra rồi lại bắt lấy. Nếu không có bóng cũng có thể tưởng tượng mà làm. Mỗi bên tay làm 10 lần.

Cách tập trên phù hợp với phép dưỡng sinh hiện đại của người cao tuổi. Mỗi tuần tập chỉ tiêu tốn khoảng 2.000 calo, tương đương với việc đánh bóng bàn 2-3 giờ/tuần hoặc đi bộ nhanh 15 phút/ngày (sau đó làm việc nhà thêm 20 phút).

Theo TS Nguyễn Toán - Sức khỏe và Đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]