Tập cho bé tự ngủ: Đánh giá phương pháp “không nước mắt”

Cùng nghe xem các ông bố bà mẹ có kinh nghiệm nói gì về việc giúp bé ngủ ngon mà “không nước mắt” nhé.

15.6018

“Phương pháp không nước mắt phù hợp với tôi”
“Tôi không bao giờ để con gái khóc mặc dù phải tốn nhiều thời gian hơn một chút để đặt bé xuống vào buổi tối. Chúng tôi vẫn đang tập cho bé tự ngủ. Vài tháng gần đây bé đã thật sự dễ ngủ hơn và bé có thể ngủ suốt đêm”, chị Mai Hoa, Hải Dương, cho biết.

“Mỗi khi bé bắt đầu khóc, tôi bước vào, bế bé lên, và vỗ về bé cho tới khi bé nín. Khi bé đã bình tĩnh trở lại, tôi lại đặt bé xuống. Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, tôi lặp lại những bước trên. Cuối cùng bé sẽ biết đã đến giờ đi ngủ. Tôi đã thử áp dụng cách này với bé 3 tháng tuổi nhà tôi và nó thật sự có hiệu quả”, chị Bích Loan, Bình Dương, chia sẻ.

“Con trai tôi 3 tháng tuổi. Tôi thường đung đưa cháu ngủ mỗi tối. Bé ngủ rất nhanh. Nếu bé thức giấc lúc nửa đêm, chúng tôi đến bên xoa dịu bé. Chúng tôi không bế bé ra mà chỉ giúp xoa dịu bé. Tại sao phải khiến cho bé cảm thấy mình cô độc và bị ruồng bỏ? Tôi cảm thấy không có vấn đề gì khi mình phải mất ngủ một chút nếu bé cảm thấy thích chúng tôi ở bên cạnh bé lúc bé cần”, chị Mỹ Linh, Hà Nội.

Ba mẹ vẫn có thể tập cho bé tự ngủ mà “không nước mắt”

“Khi con trai tôi còn bé, chúng tôi thường đeo bé trong địu và đi vòng vòng để bé ngủ. Bây giờ bé đã lớn hơn, tôi đọc sách, ôm ấp và vỗ về bé cho bé ngủ. Chúng tôi không còn phải vật lộn với bé trước giờ ngủ nữa. Kể từ khi bé ngủ chung với chúng tôi, bé thường ôm chúng tôi. Bây giờ nó trở thành thói quen của bé. Khi đèn tắt, bố mẹ ôm bé thì đó là giờ ngủ. Bé thường đi ngủ rất ngoan trừ những khi bé bị đau do mọc răng”, chị Tuyết Hường, TP.HCM.

“Tôi có một cách để giúp bé ngủ nếu bạn cảm thấy không thoải mái với việc để bé khóc. Bạn cần làm như sau: Đêm đầu tiên, bạn đọc truyện hoặc hát ru. Sau đó đặt bé vào nôi. Ngồi bên cạnh nôi, vỗ về và nói chuyện với bé cho tới khi bé ngủ. Tuy nhiên đừng bế bé lên. Cách này có thể mất một lúc, nhưng bé biết bạn ở đó và bé sẽ ngủ. Cứ làm như thế 3 đêm liên tục. Tới đêm thứ tư, thay vì đặt bé vào nôi rồi ngồi bên cạnh, bạn ra đứng ở khoảng giữa của nôi và cửa ra vào. Lại tiếp tục làm như thế cho 3 đêm tiếp theo. Vào đêm thứ bảy, sau khi đặt bé vào nôi, bạn đứng ở cửa ra vào và hát hoặc nói chuyện cho tới khi bé ngủ. Tiếp tục làm như thế cho 3 đêm tiếp theo. Phương pháp này cho bé học cách tự ngủ, tuy nhiên bé biết bạn vẫn đang ở đó”, chị Lan Anh, TP.HCM, chia sẻ kinh nghiệm.

“Phương pháp này không hiệu quả đối với tôi”
“Con trai tôi bây giờ được 6 tháng tuổi và cuối cùng bé đã chịu đi ngủ mà không phản kháng gì. Chúng tôi nghĩ tập cho bé tự ngủ mà để bé khóc và tự ngủ là ích kỷ. Chúng tôi tìm những giải pháp thay thế khác. Chúng tôi đã thử hết mọi cách. Không cách nào hiệu quả cả. Con trai tôi tuy là một cậu nhóc vui tính, nhưng mỗi đêm bé ngủ đối với gia đình tôi đều là một trận chiến. Tuy nhiên, cách để bé khóc và tự ngủ có hiệu quả ngay lần đầu tiên! Bé thức dậy khỏe khoắn hơn và vui vẻ hơn”, chị Bích Ngọc, Hà Nội, giãi bày.

“Con gái tôi thức dậy mỗi giờ. Tôi đã thử mọi giải pháp. Cuối cùng, khi bé được 7 tháng tuổi, tôi thử phương pháp để bé khóc xem sao. Cũng phải mất 3 đến 4 tuần để tập cho bé tự ngủ thành công. Bây giờ bé ngủ khoảng 10 tiếng một đêm. Bé rất yêu cái nôi của mình. Cả tôi và bé đều vui vẻ và có thêm năng lượng để chơi đùa”, chị Vân Anh, TPP.HCM, thổ lộ.

“Bé nhà tôi 6 tháng tuổi. Từ khi sinh tới giờ, bé thường chỉ ngủ 30 đến 90 phút mỗi ngày. Tôi đã thử mọi cách ngoại trừ cách để bé khóc. Sau khi đã bú no, tôi phải đung đưa bé cho bé ngủ. Bé không biết cách tự dỗ mình ngủ. Bé chỉ chợp mắt khoảng 15 phút. Hậu quả là tôi bị thiếu ngủ trầm trọng. Tôi không thích cách để bé khóc nhưng tôi nghĩ mình sẽ áp dụng nó với một chút thay đổi như vỗ về khi đặt bé xuống trong khi vẫn có cơ hội tập cho bé tự ngủ”, chị Thu Trang, Ninh Thuận.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]