Teen Lê Qúy Đôn đón tuổi 18 ý nghĩa

Tiin.vn - Các teen trường THPT Lê Quý Đôn đã có một buổi hội thảo rất hoành tráng để đón chào tuổi trưởng thành với chủ đề "Khi tôi 18".

31.199

Nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn học sinh, mỗi năm, trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) lại tổ chức một buổi hội thảo với các chủ đề xoay quanh đời sống học tập và tinh thần của teen mình.

Nếu như chủ đề “Bạo lực học đường” (2010) và “Ngôi trường thân thiện” (2011) được teen Lê Quý Đôn hưởng ứng nhiệt tình, thì hội thảo “Khi tôi 18” năm nay còn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phụ huynh và thầy cô các trường trong thành phố.

Bận rộn với lịch học căng thẳng nhưng các teen Lê Quý Đôn vẫn chuẩn bị chu đáo cho các tiết mục biểu diễn của mình. Từng tiểu phẩm, bài múa cho đến các video clip đều được các bạn đầu tư rất công phu. 

Ấn tượng nhất là các tiểu phẩm của khối 11. Các bạn ấy đã khiến cả hội trường cười “nghiêng ngả” với phần biểu diễn đáng yêu. Đặc biệt, thông điệp mà lớp 11A7 mang đến: “Tuổi 18, nếu có vấp ngã thì hãy bước chậm lại chứ đừng buông tay” được nhiều teen đồng ý.

Tiểu phẩm của học sinh khối 11

Không chỉ nhiệt tình tham gia các tiết mục văn nghệ, teen Lê Quý Đôn còn hăng hái trao đổi cùng các thầy cô trong trường và Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Mỹ Linh về những suy nghĩ, khó khăn khi các bạn chuẩn bị bước vào tuổi 18.

Ai cũng hào hứng đặt câu hỏi trao đổi

Như bạn Đ.Khoa (lớp 11) thắc mắc: "Tại sao em đã 17 tuổi rồi nhưng có những điều không được ba mẹ cho phép làm, em phải làm sao để thuyết phục được ba mẹ, làm thế nào để ba mẹ hiểu mình? Chẳng hạn như đi chơi với bạn vẫn cứ bị bắt về sớm..."

Cô Nguyễn Mỹ Linh đã trả lời bạn: "Nếu như em đi chơi có xin phép và về đúng giờ như đã hứa thì chắc chắn sẽ được ba mẹ tin tưởng, còn nếu không giữ đúng lời hứa của mình thì sẽ không thuyết phục được ba mẹ trong những lần sau. Thực chất là do ba mẹ quan tâm và lo lắng cho sự an toàn của các bạn khi đi về tối như vậy nên các bạn phải hiểu và thông cảm cho ba mẹ mình nhé!"

Hay bạn P.Thảo (lớp 12) có câu hỏi: "Là 1 sinh viên đại học có những khác biệt gì so với 1 học sinh cấp 3 và tụi em phải chuẩn bị tinh thần như thế nào để đón nhận những thay đổi đó?". Và Thảo đã được giải đáp: "Môi trường đại học có thể nói là tự do và thoải mái hơn so với trung học phổ thông, các bạn được mặc đồ tự do, không bị điểm danh mỗi ngày, không còn những bài kiểm tra 1 tiết... Tuy nhiên, môi trường đòi hỏi ý thức và trách nhiệm của các bạn nhiều hơn, các bạn sẽ phải học lại nếu như không đủ điểm đậu 1 môn nào đó. Thầy cô không khảo bài nhưng các bạn phải tự học, tự tìm hiểu và có kế hoạch hợp lý thì mới có đủ kiến thức để có thể tự tin với tấm bằng đại học mà mình nhận được.

Chính những thắc mắc và sự chia sẻ nhiệt tình của thầy cô từ những câu hỏi "ngốc xít" nhất, nhàm nhất, cho đến những câu hỏi nghiêm túc và mới mẻ nhất đã khiến không khí chương trình thêm gần gũi, ấm áp. Teen nào cũng gật gù tâm đắc trước những tư vấn thực tế từ thầy cô.

Hào hứng nhất là phần thi vẽ tranh “Chân dung tuổi 18 và những cạm bẫy 9X”. Đại diện mỗi khối 10, 11, 12 sẽ phải khắc họa được các nét đẹp tượng trưng của tuổi 18 và những khó khăn, thử thách mà các bạn sẽ gặp phải khi bước qua tuổi này.

Đại diện của các khối thuyết trình về bức tranh của mình

Chứng tỏ được “đẳng cấp tiền bối” của mình, các teen khối 12 đã hoàn toàn chinh phục thầy cô bởi tranh vẽ và bài thuyết trình sâu sắc, đầy tính thực tế của mình. Theo các bạn thì khi bước vào tuổi trưởng thành sẽ có nhiều lựa chọn nhưng phải biết chọn lựa những nhiều đúng đắn và phù hợp với bản thân mình. Nếu bạn chọn đúng thì sẽ làm được nhiều việc có ích và thành công: đầy đủ về tiền bạc, tiện nghi, gia đình hạnh phúc... còn nếu chọn sai sẽ thất bại, có thể dính và các tệ nạn: ma tuý, cá độ... bị xã hội xa lánh.

Phần thuyết trình về bức tranh của teen khối 12

Bạn Trần Lê Ngọc Hân, một teen lớp 10 đã chia sẻ những suy nghĩ của mình khi tham dự buổi hội thảo này. 

Hi vọng rằng các bạn trường Lê Quý Đôn sẽ thêm tự tin để đón tuổi 18 với thật nhiều ước mơ và hoài bão.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]