Thi làm chồng tốt và những câu chuyện có thật

"Vì mái nhà xanh", "Gia đình không bạo lực", "Vợ chồng cùng xây tổ ấm"... là thông điệp các đội mang đến cuộc thi “Nam nông dân với bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” do Hội Nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phối hợp Phòng Tư pháp huyện vừa tổ chức.

15.6056
300 thành viên của 11 Hội ND xã đã quyết liệt so tài qua những tình huống liên qua đến 2 văn bản luật "Bình đẳng giới" (BĐG) và "Phòng chống bạo lực gia đình" (PCBLGĐ). Hấp dẫn nhất là phần thi trả lời những tình huống về BLGĐ thường xảy ra ở nông thôn.
 

Đội nam ND xã Hòa Bắc trả lời một tình huống tại cuộc thi.

Những câu chuyện thực

"Anh H, chị K có 1 con trai đang học lớp 8. Do mải mê làm ăn, buôn bán, ít có thời gian nuôi dạy con nên cậu con trai ngày càng hư hỏng. Anh H đã nhiều lần đánh đập con, thậm chí đuổi ra khỏi nhà, nhưng chị K thương con nên bênh vực, lại lén cho tiền tiêu xài. Từ đó, 2 anh chị thường xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến cả bạo lực.
 

Với hai phần thi trắc nghiệm và xử lý tình huống, giải nhất thuộc về Hội ND xã Hòa Phong; giải nhì Hội ND xã Hòa Sơn; giải ba Hội ND xã Hòa Phước .

Nếu trường hợp này xảy ra trong gia đình của mình, các anh xử lý như thế nào?".
 
Tình huống này được mỗi thí sinh trả lời mỗi hướng, rất sôi nổi. Ai cũng muốn thuyết phục ban giám khảo đồng ý với lý giải của mình.
 
"Câu chuyện tưởng chừng đơn giản, nhiều gia đình đã và đang gặp phải, nhưng rất khó để giải quyết. Đây có thể được coi như "hồi chuông cảnh tỉnh" để anh em hội viên ND chúng ta cùng nhìn nhận lại vấn đề nuôi dạy con cái trong gia đình mình" - ông Mạc Thông, Trưởng phòng Tư pháp huyện Hòa Vang, thành viên Ban Tổ chức hội thi, nhận định.
 
Tình huống khác là tâm sự của một em học sinh nữ ở nông thôn: "Gia đình cháu ở một vùng quê nghèo. Cháu là con gái, vừa họp xong lớp 9. Cháu ngoan, học giỏi. Thi tốt nghiệp THCS xong, bố mẹ không cho cháu đi học tiếp và nói "con gái học như thế được rồi, ở nhà phụ gia đình rồi lấy chồng".
 
Cháu buồn lắm, cháu rất muốn được đi học, nhưng không biết phải làm sao". Trường hợp này được đại diện Hội viên ND xã Hòa Liên "giải quyết" thuyết phục: Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu gia đình em học sinh để biết đâu là nguyên nhân của việc cấm em đi học. Có phải kinh tế khó khăn hay gia đình có tư tưởng "trọng nam khinh nữ"...

Sau đó, tùy vào trường hợp cụ thể mà có thể tạo điều kiện cho gia đình đó vay vốn, giúp đỡ, hướng dẫn cách làm ăn hay phân tích, dẫn chứng những gia đình trong địa phương có con gái học giỏi, thành đạt, hiếu thảo để họ thay đổi suy nghĩ…

Ông chủ gia đình vào cuộc

ND Phan Văn Hưởng (thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc) tâm sự: “Tôi từng tham gia những cuộc thi tương tự. Được chia sẻ những kinh nghiệm trong cư xử giữa các thành viên trong gia đình, cách giải quyết những mắc mớ nảy sinh trong cuộc sống, nên tôi đã thay đổi dần cách cư xử, cách giáo dục con cái, gia đình trở nên thuận hòa hơn. Vợ chồng giảm hẳn những va chạm”.
 
Ông Phan Công Đây - Chủ tịch Hội ND huyện Hòa Vang, cho biết: "BLGĐ vẫn còn xảy ra phổ biến ở huyện thuần nông Hòa Vang. Hầu hết các ông chồng có hành vi BLGĐ đều có trình độ văn hoá thấp, gia đình nghèo đói... Đa số vẫn còn tư tưởng coi thường phụ nữ, xem việc đánh đập vợ con như một "thói quen" khó bỏ. Chính vì vậy, nam ND là đối tượng đầu tiên chúng tôi chọn để tuyên truyền vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo vệ hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình nông dân văn hóa".
 
Cũng theo ông Đây, nhiều trường hợp, chỉ có nam ND "vào cuộc" mới hy vọng hiểu và đưa vấn đề ra giải quyết thấu đáo. Đến nay, Hội viên các chi hội ND của huyện đã phối hợp khá "ăn ý" với nhau trong việc vận động nam ND tham gia các hoạt động liên quan đến BĐG và PCBLGĐ. Tại các xã của huyện Hòa Vang đều có CLB "Nông dân với pháp luật", "Cha và con trai"... Đời sống gia đình của ND từng bước được cải thiện về tinh thần, làng xóm nhờ đó cũng ấm êm hơn.
 
Theo Dân Việt
 
 

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]