15 điều người mắc bệnh trĩ nên ghi nhớ

Mắc phải bệnh trĩ không nguy hại đến tính mạng nhưng lại gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nếu tuân thủ 15 điều sau trong cuộc sống thường ngày đảm bảo bệnh sẽ giảm đi rất nhiều.

15.6027

1. Người mắc bệnh trĩ nên tắm bằng nước ấm mỗi ngày, ngâm trong khoảng 15-20 phút, cho lượng nước vừa đủ và tiếp xúc trực tiếp vào khu vực hậu môn để làm sạch búi trĩ, tránh viêm nhiễm. Không sử dụng xà phòng có mùi thơm hoặc xà phòng màu vì có thể gây kích ứng trĩ.

Bạn hãy hình dung bị trĩ đau đớn như thế nào bằng cách tưởng tượng mình ngồi phải bụi gai xương rồng. Ảnh minh họa: Internet

2. Khi làm việc tại văn phòng, khi lái xe, khi xem TV và bất cứ nơi nào bạn ngồi hãy nên ngồi trên ghế đệm để giảm áp lực cho trĩ. Tuyệt đối tránh việc ngồi xổm vì sẽ làm tăng áp lực búi trĩ. Không nên ngồi quá nhiều vì nó là nguyên nhân gây ra trĩ hoặc trĩ tái phát. Và không nên đứng hoặc ngồi quá lâu vì đó là nguyên nhân gây ra trĩ.

3. Khi ngồi đi vệ sinh, nên đặt chân trên một chiếc ghế cao tầm 15cm để giúp bạn giảm bớt sức căng cho trĩ. Nên sử dụng bồn cầu bệt tránh việc ngồi bồn cầu xổm. Kinh nghiệm là bạn không nên vào nhà vệ sinh hơn năm phút trong quá trình đi tiêu. Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn, nếu khó tiêu, đi đại tiện phân rắn cố gắng chia ra đi đại tiện ít nhất 2 lần 1 ngày để giảm áp lực cho các tĩnh mạch quanh hậu môn.

4. Không nên dùng giấy vệ sinh sau khi đại tiện vì nó có thể gây kích ứng làm sưng búi trĩ mà nên dùng khăn ướt, gạc ướt hoặc khăn tắm. Nhẹ nhàng chấm nhẹ khu vực bị nhiễm bệnh với một chiếc khăn mềm mại khi mỗi lần đi tiêu để không bị rách búi trĩ gây viêm nhiễm.

5. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tránh táo bón, chia đều uống từ lúc ngủ dậy đến 19 giờ hàng ngày.

6. Kiêng ăn đồ cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, củ sả, riềng, gừng… Tránh ăn thực phẩm nhiều gia vị vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột và tác động đến trĩ.

7. Chế độ ăn có quá nhiều muối có thể tích tụ lượng nước dư thừa, dẫn đến phồng tĩnh mạch ở hậu môn và cả tứ chi.

8. Không uống rượu bia chất kích thích. Thậm chí cả cà phê hay nước ngọt cũng nên hạn chế để ngăn ngừa trĩ bị kích ứng.

9. Luôn giữ cho cơ thể không bị táo bón, luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

10. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hoặc uống bổ sung chất xơ để chống táo bón. Tránh các loại thực phẩm có thể dẫn đến táo bón hoặc bị tiêu chảy cũng quan trọng trong cách trị bệnh trĩ tại nhà.

11. Tránh nâng vật nặng, có thể khiến búi trĩ bị căng và làm vấn đề trầm trọng thêm.

12. Nên đến gặp bác sĩ nếu như các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Ảnh minh họa: Internet

13. Phụ nữ mang thai đôi khi sẽ dễ mắc bệnh trĩ là kết quả của tử cung gây áp lực đến lượng tế bào máu đưa vào các tĩnh mạch trĩ. Để giúp khắc phục tình trạng này, phụ nữ mang thai được hướng dẫn nằm nghiêng về bên trái của họ trong khoảng 15-20 phút mỗi ngày trong khoảng từ 4-6 giờ. Thực hiện bài tập này có thể làm giảm áp lực từ tử cung vào tĩnh mạch trĩ, và do đó có thể làm giảm triệu chứng gây bệnh trĩ.

14. Nếu bạn bị trĩ ngoại, bôi giấm táo nhiều lần trong ngày để giảm sưng. Để giảm đau và ngứa thường xuyên đi kèm với bệnh trĩ, có thể chườm đá vào khu vực hậu môn khoảng mười phút, ít nhất ba lần một ngày. Bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau trong trường hợp quá đau đớn, khó chịu nhưng không nên lạm dụng thuốc.

15. Co thắt cơ vùng hậu môn: bạn cũng có thể tập co thắt cơ vùng hậu môn, gần giống phương pháp kegel luyện chống xuất tinh sớm để các cơ hậu môn được hoạt động thông suốt hơn.

Lam Lê (tổng hợp)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]