24 lời khuyên cho việc nuôi con bằng sữa mẹ (Phần 1)

Thực tế có rất nhiều kỹ thuật đã được kiểm định theo thời gian trong việc làm sao để cải thiện luợng sữa mẹ hay giải quyết việc tắc tuyến sữa và nhiều vấn đề liên quan khác. Cùng xem các bà mẹ đã phải đối mặt và vượt qua một số thách thức phổ biến nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào nhé.

0

1. “Tôi đã tham dự một lớp học về chăm sóc con do bệnh viện tổ chức và tôi đã được trang bị nhiều kiến thức cơ bản cùng với sự khuyến khích rằng nếu lúc đầu cho con bú không được dễ dàng, bạn đừng lo, em bé và bạn từ từ sẽ hòa hợp với nhau”, Hoàng Oanh, Q. Gò Vấp

2. “Không nên xem đồng hồ liên tục để theo dõi xem việc chăm bé đã diễn ra bao lâu hay bao nhiêu lần trong ngày. Thay vào đó, bạn làm theo bản năng của người mẹ mách bảo. Nếu em bé của bạn có dấu hiệu tìm kiếm cái gì đó hoặc khóc, có thể bé đang đói, bạn thử cho bé bú xem thế nào”, chị Huyền Trang, 32 tuổi, Bình Dương, chia sẻ

3. “Phải để miệng của bé ngậm một phần lớn quầng vú của bạn khi bé bú. Tôi đã rất đau trong vài tuần đầu tiên khi bé không ngậm vú đúng cách. Khi bé đã bú đúng cách, bạn sẽ thấy sự khác biệt và rất tuyệt!”, mẹ Minh Lam, TP.HCM, tâm sự.

4. Một bà mẹ khác trên diễn đàn cũng chia sẻ: “Trong trường hợp sữa của bạn ít hay bé ngậm vú không đúng cách hoặc bú yếu, bạn có thể sử dụng bộ kích sữa (tên tiếng Anh là supplemental nursing system – SNS) để cải thiện tình hình. SNS cũng rất đơn giản và gọn nhẹ. Bạn chỉ cần gắn hai dây kích thích tạo sữa vào hai vú, đeo lên cổ phần dùng để chứa khi sữa chảy về (tùy vào kích thước dây kích thích tạo sữa mà bạn sẽ đeo cao hay thấp hơn ngực của mình), đồng thời đây cũng là bộ phận dùng để bóp, kích thích tạo sữa”.

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là trách nhiệm mà còn là một đặc ân của người mẹ

5. Bạn có thể dùng loại kem chuyên dụng để bôi núm vú của mình vào buổi sáng và tối để tránh tình trạng núm vú vị nứt hay chảy máu, gây đau nhức khi cho bé bú.

6. Đừng để bé thật đói rồi mới cho bé bú vì khi đó có khả năng bé sẽ bú rất mạnh, vì vậy dễ làm tổn thương đầu vú của bạn. Khi bé có dấu hiệu khát sữa, nên cho bé bú càng sớm càng tốt.

7. Thật thư giãn khi cho bé bú mẹ vì đây là lúc hai mẹ con tìm hiểu về nhau, học cách giao cảm với nhau.

8. “Trong trường hợp sau khi sinh, bạn bị tình trạng núm vú nhỏ và bé không thể bú được, bạn có thể vắt sữa ra bình rồi cho bé bú đỡ núm vú nhựa trong thời gian đầu nhưng phải luôn tập cho bé làm quen với núm vú mẹ. Bạn có thể sử dụng một số thiết bị để làm cho núm vú mình to hơn, khi bé bú được rồi, từ từ núm vú của bạn sẽ trở về bình thường”- Thu Nguyệt, 24 tuổi, Hà Nội, chia sẻ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]