9 kinh nghiệm xương máu khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh các mẹ thường bối rối không biết cách xử trí ra sao. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi chăm trẻ sơ sinh tại nhà các mẹ nên biết.

15.5939

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

1. Thay bỉm cho bé

Trước khi thay bỉm, bạn hãy đặt sẵn một chiếc mới dưới chiếc bé đang mang, sau đó lau rửa cho con, cuộn chiếc bỉm cũ lại, và thật tuyệt chiếc mới đã ở vị trí dành cho mình rồi.

2. Xử lý sự cố khi bé đi vệ sinh

Điều này xảy ra khi chất thải của bé tràn ra ngoài bỉm và quần áo. Bộ áo liền quần loại dài thường rất dễ tháo vì có nút cúc cả phía trước và phía dưới, nhưng với bộ cộc thì có vẻ không đơn giản như vậy vì không có hàng cúc phía trước.

Tuy nhiên có một bí kíp là bạn hãy để ý bộ đồ cộc thường có đường nối hoặc vài nút cúc ở phần vai. Hãy mở chúng ra và cởi đồ bằng cách kéo xuống dưới. Bé con sẽ tránh được nguy cơ bị dính chất thải của chính mình lên mặt.

3. Mặc đồ cho bé

Nếu bạn băn khoăn không biết mặc bao nhiêu là đủ ấm, một quy tắc chung là hãy cho bé mặc nhiều hơn một lớp so với người lớn. Cha mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của con bằng cách chạm vào ngực và bụng. Đừng dự đoán nhiệt độ cơ thể bằng cách chạm vào tay hay chân bé vì những vị trí đó thường lạnh hơn so với phần còn lại của cơ thể.

Một điều quan trọng nữa là đừng để con quá nóng: không nên quấn nhiều chăn, vào những ngày nhiệt độ cao, bé chỉ cần mặc đồ cộc hoặc đóng bỉm là đủ.

4. Bí kíp pha sữa cho trẻ

Một bí kíp đơn giản khi pha sữa cho con là hãy chuẩn bị sẵn nước sôi để nguội. Sau khi luộc bình, bạn thêm vào một ít nước nóng (không quá 70 độ C) và lượng sữa cần thiết, tiếp đó bạn cho thêm nước ấm và lắc. Không nên lắc mạnh vì sẽ hình thành bọt khí.

Sau khi hỗn hợp được trộn lẫn, bạn thêm vào chút nước lạnh, vậy là bình sữa đã sẵn sàng ở nhiệt độ thích hợp (Có thể bạn sẽ cần thực hành nhiều lần để biết tỷ lệ nước nóng và nước nguội phù hợp).

Đừng quên kiểm tra trước nhiệt độ sữa ở cổ tay. Nếu bạn không thấy nóng, đó là bình sữa hoàn hảo vì đạt nhiệt độ tương đương với nhiệt độ cơ thể.

5. Tác dụng của việc địu con

Địu con trên lưng để bé ngủ khi bạn làm việc nhà. Trẻ rất thích được gần mẹ và nghe thấy nhịp tim của bạn.  Mỗi lần như thế trẻ thường ngủ ngoan hàng giờ mà không hề khóc. Đó cũng là cách để xoa dịu mỗi khi trẻ quấy khóc.

6. Đặt bé nằm đúng cách

Nếu bé khóc khi được đặt vào nôi hoặc khó chịu sau khi bú mẹ, không có nghĩa là con bị ốm hay lạnh, đó có thể là hiện tượng trào ngược thức ăn.

Nhiều cha mẹ không biết điều này vì không thấy dấu hiệu rõ ràng nào ngoài việc bé cứ khóc mãi, đặc biệt là khi đặt nằm. Vì thế tốt nhất là hãy đưa con đi gặp bác sỹ nếu bạn không rõ và vẫn còn băn khoăn.

7. Làm một bản ghi chú

Hãy làm một bảng theo dõi sinh hoạt hàng ngày: thời gian bé ti mẹ, bé uống bao nhiêu sữa mỗi lần nếu bạn cho con ăn sữa công thức, thói quen đi ị hay đi tè của con khi ngủ…Đó những thông tin hữu ích giúp bác sỹ đưa ra lời khuyên chính xác nhất trong trường hợp khẩn cấp và cũng giúp bạn hiểu rõ thói quen của con.

Ví dụ: Trẻ sơ sinh có thể dùng tới 6 chiếc bỉm một ngày, nước tiểu trong và không có mùi khó chịu. Sau đó bỉm bẩn sẽ nặng dần lên và chất thải có màu.

8. Chuẩn bị sẵn vài chiếc khăn cotton

Trẻ thường đi tè khi gặp lạnh, vì thế, hãy đặt sẵn một chiếc khăn cotton nhỏ ở vị trí cần thiết khi bạn thay bỉm. Nếu không mắt bạn có thể sẽ là điểm “hạ cánh” của “một vài thứ”.

9. Mát xa hàng ngày

Bạn nên học một khóa mát xa và xoa bóp cho con trước giờ ngủ. Mát xa hằng ngày giúp trẻ thư gian, thoải mái, tốt cho sức khỏe.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Nên đọc

- Biết cách giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt: không bị hạ thân nhiệt khi thời tiết lạnh, tăng thân nhiệt bất thường.

- Rửa tay khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt trước khi cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ, sau khi vệ sinh. Cốc, tách, bình sữa phải tráng nước sôi trước khi cho trẻ ăn. Quần áo sạch, khô thoáng.

- Phòng trẻ phải đủ ánh sáng, ấm, tránh khói bụi, thuốc lá, gió lùa, không khí tù đọng, ẩm thấp, ồn ào. Không cho trẻ nằm phòng tối vì không phát hiện sớm được bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và khó khăn khi chăm sóc trẻ. Ánh sáng phòng thiết kế không chói mắt trẻ và người chăm sóc.

- Tránh xa nơi đông người, người bị nhiễm trùng da, hô hấp, tiêu chảy, sốt.

- Cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ cung cấp không chỉ dinh dưỡng mà còn chứa những kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Nếu trẻ phải bú bình cần pha sữa đúng hướng dẫn với dụng cụ vệ sinh. Cho trẻ bú sữa ngay sau khi pha, tốt nhất cho trẻ uống bằng cốc, thìa.

- Biết lịch chủng ngừa và đưa trẻ đến cơ sơ y tế để chủng ngừa theo lịch.

- Nếu trẻ phải dùng thuốc, hiểu được toa thuốc và cho trẻ uống thuốc đúng. Mang trẻ tái khám theo hẹn hoặc thấy bệnh nặng hơn.

- Biết được các dấu hiệu nặng cần mang trẻ khám bệnh ngay.

- Không tự ý hay áp dụng những chỉ dẫn điều trị chăm sóc trẻ ở những người không có chuyên môn. Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]