Béo phì và cao huyết áp ở trẻ em

Hiện nay, cao huyết áp ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em. Giống như ở người lớn, cao huyết áp ở trẻ em có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

15.6116

Cao huyết áptrẻ em là gì?

Huyết áp là áp lực máu khi chảy qua các mạch máu của cơ thể. Trong điều kiện bình thường, tim bơm máu qua các mạch máu trên khắp cơ thể. Các mạch máu giãn ra và co lại khi cần thiết để giữ cho máu lưu thông tốt. Tuy nhiên, với một người bị cao huyết áp, máu lưu thông qua các mạch máu khó hơn, có thể gây tổn thương mạch máu, tim và các cơ quan khác.

Cao huyết áp ảnh hưởng như thế nào tới trẻ em?

Giống như ở người lớn, cao huyết áp ở trẻ em có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng dài hạn đến sức khỏe, bao gồm:

- Bệnh tim

- Bệnh thận

- Đột quỵ

Béo phì và cao huyết áp ở trẻ em

Theo Sức khỏe & đời sống, các yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp ở trẻ em bao gồm béo phì và tiền sử gia đình bị cao huyết áp. Các yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm các bệnh như ngừng thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.

Béo phì được xem là nguy cơ chính đối với cao huyết áp ở trẻ em. Béo phì không chỉ khiến cho trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây béo phì là gì?

Đôi khi béo phì có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác. Với hầu hết các trường hợp, béo phì là do sự kết hợp của hai yếu tố:

- Ăn quá nhiều. Nhiều trẻ ăn nhiều thức ăn hơn nhu cầu của cơ thể. Béo phì cũng có thể là kết quả khi chế độ ăn uống của trẻ gồm toàn thực phẩm không thích hợp, chẳng hạn như thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe và đồ uống có đường. Vì lí do đó, điều quan trọng là cần xem xét kỹ chất lượng cũng như số lượng thực phẩm mà trẻ ăn.

- Hoạt động quá ít. Nhiều trẻ không tập thể dục đầy đủ và phần lớn thời gian mỗi ngày chỉ ngồi một chỗ, chẳng hạn như xem ti vi hoặc chơi trò chơi video.

Cần biết: Nguy cơ với bệnh nhân cao huyết áp khi trời rét

Báo Hải quan cho biết thêm, Khi thời tiết đang nóng chuyển sang lạnh đột ngột dễ gây co mạch, nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp đột ngột.

Điều này rất nguy hiểm vì người bệnh dễ bị biến chứng nặng như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, thậm chí dẫn đến tử vong.

Ông Nguyễn Lân Việt- Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cho biết, thời tiết lạnh quá hay nóng quá đều có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tăng huyết áp, đặc biệt khi trời lạnh đột ngột. Chính vì vậy, vào những ngày rét đậm, tỷ lệ bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thường tăng hơn hẳn.

Do vậy các chuyên gia y tế khuyến cáo, với bệnh nhân tăng huyết áp, ngoài tuân thủ nghiêm ngặt việc khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, cần phải điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt của bản thân để phù hợp với tình trạng sức khỏe. Khi thời tiết chuyển sang lạnh, bệnh nhân tăng huyết áp cần phải mặc ấm, đặc biệt giữ ấm đầu, cổ, bàn chân và hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh.

Bệnh nhân tăng huyết áp cần phải kiêng ăn mặn, uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá, tránh căng thẳng, lo âu quá mức, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi và luyện tập thể dục một cách hợp lý.

Đặc biệt, người bệnh không nên dậy quá sớm (4-5 giờ sáng). Không nên ra ngoài tập thể dục, thay vào đó có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà. Không nhất thiết phải tắm hàng ngày, tắm và gội không nên tiến hành cùng một lúc.

Tham khảo thuốc:

Forlax Gói 10g:

-Táo bón ở người lớn & trẻ em từ 8 tuổi trở lên.

-Có thể kê toa cho bệnh nhân : Tiểu đường theo chế độ ăn không galactose, có thai, cho con bú.

Trà Mi

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]