Cách phòng tránh ung thư miệng (khoang miệng)

Ung thư miệng (khoang miệng) thường xuất hiện với những triệu chứng sớm mà bệnh nhân cảm nhận được khi ăn uống, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ.

15.5883

Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, ung thư miệng hay ung thư khoang miệng là loại u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm việng, sàn miệng. Thống kê trên thế giới cho thấy ung thư miệng là một trong sáu loại ung thư thường gặp nhất.

Nguyên nhân và dấu hiệu ung thư miệng (khoang miệng)

Nguyên nhân chính gây ung thư miệng đến nay chưa rõ, nhưng chắc chắn người ta đã xác định được các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư miệng đó là: Sử dụng thuốc lá ở các dạng khác nhau (có kèm theo hoặc không kèm theo uống rượu) như hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu thuốc, nhai trầu thuốc.

Những người dùng thuốc lá có kèm uống rượu thì nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn lên rất nhiều; Nghiện rượu nặng; Nhiễm virus HPV (Human Papiloma Virus); Các tổn thương tiền ung thư khác của khoang miệng như bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài...Như vậy, có thể nói bệnh ung thư miệng là bệnh có thể phòng tránh được bằng cách loại trừ các nguy cơ này.

Các dấu hiệu nghi ngờ và triệu chứng sớm

Ung thư miệng nẩy sinh từ khoang miệng, có thể được phát hiện sớm bởi thầy thuốc và chính bản thân người bệnh. Không giống các bộ phận khác của cơ thể, ung thư miệng thường xuất hiện với những triệu chứng sớm mà bệnh nhân cảm nhận được khi ăn uống, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ.

Ở thời kỳ này việc chẩn đoán xác định rất dễ dàng bằng cách cắt tổn thương nghi ngờ làm mô bệnh học dưới tác dụng gây tê tại chỗ.

Ung thư miệng có thể có các biểu hiện: Loét bờ gồ, có hoại tử trung tâm vết loét; Các ổ loét ở các đường nứt sâu trên lưỡi; Các loét nham nhở ở niêm mạc miệng, dễ chảy máu khi đụng chạm nhẹ; Các mảng cứng ở miệng; Các quá sản lợi khu trú ở một răng hay một nhóm răng.

Để giúp thầy thuốc chẩn đoán sớm ung thư miệng, khi có các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến khám các cơ sở chuyên khoa phẫu thuật miệng hàm mặt: Bất cứ vết loét nào tồn tại trong miệng trên 2 tuần; Bất cứ chảy máu nào trong miệng không giải thích được; Sờ thấy bất cứ mảng cứng nào trong miệng; Bất cứ mảng trắng nào trong miệng; Bất cứ mảng đỏ hay đỏ trắng nào trong miệng; Hàm giả đang sử dụng bình thường tự nhiên không đeo được hoặc lắp không khít; Đau, khó vận động lưỡi; Đau xương hàm; Đau khi nuốt; Đau khi ăn nhai; Đau họng.

Ngăn ngừa ung thư miệng (khoang miệng) như thế nào?

PhunuOnline dẫn tin theo India, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, ngoài việc hỗ trợ y tế, bạn cũng có thể thực hiện các phương pháp dưới đây:

- Nói không với thuốc lá: Nếu bạn là người nghiện hút thuốc lá, hãy từ bỏ. Nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc lá không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe của bạn mà còn là tác nhân gây hầu hết các trường hợp ung thư miệng.

- Uống rượu ở mức độ vừa phải: Theo các chuyên gia, nguy cơ ung thư miệng tăng gấp sáu lần ở những người nghiện rượu so với những người không uống rượu. Vì vậy, bạn không nên uống rượu hoặc chỉ uống khoảng một ly/ngày.

- Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Việc tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư môi. Do đó, bạn hãy luôn đeo khẩu trang hoặc thoa kem dưỡng môi chống nắng để bảo vệ đôi môi bất cứ khi nào phải ra ngoài vào lúc trời nắng gắt.

- Chăm sóc và giữ gìn vệ sinh răng miệng: Hãy bảo đảm rằng bạn luôn đánh răng và dùng chỉ nha khoa để xỉa răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Tình trạng vệ sinh răng miệng kém có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể trong việc chống lại các tế bào ung thư.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng: Bạn cần thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất hai lần mỗi năm.

- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn khỏe mạnh, mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các thể ung thư.

- Ăn trái cây và rau quả: Để tăng cường sức khỏe và ngừa nguy cơ ung thư, bạn cần nhiều loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn hàng ngày. Các vitamin và chất chống oxy hóa chứa trong các loại thực phẩm này được chứng minh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng.

Thuốc tham khảo: Vitamin C 500mg

- Phòng và điều trị bệnh do thiếu Vitamin C.
- Methemoglobin huyết vô căn khi không có sẵn xanh methylen.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]