Cách rửa tay đúng cách phòng bệnh cúm

Rửa tay trong nhà vệ sinh thì dùng giấy lau tay bọc tay nắm mở cửa để ra khỏi nhà vệ sinh rồi mới bỏ giấy vào thùng rác.

0

Vietnamplus cho biết, bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để bảo vệ mình và cộng đồng phòng chống đại dịch cúm A/H1N1.

Theo Bộ Y tế trước tình hình dịch cúm A/H1N1 diễn biến phức tạp, bắt đầu lây lan nhanh trong cộng đồng, rửa tay thường xuyên là một trong những biện pháp hiệu quả, chủ động phòng chống căn bệnh này.

Người dân cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng. Trong khi rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút.

(Ảnh minh họa)

Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng có nguy cơ nhiễm vi rút cúm, bắt tay với người nghi nhiễm cúm.
Bên cạnh đó mỗi cơ quan, xí nghiệp, hộ gia đình cần có xà phòng và nước rửa tay thuận tiện.

Khi nào cần rửa tay?

Trước và sau khi: ăn uống; thăm khám người bệnh; pha chế thuốc và đóng gói thuốc khi còn hở; đếm thuốc, ra lẻ thuốc; làm việc trong phòng thí nghiệm; chế biến và chia thức ăn, thức uống, đóng gói thức ăn, thức uống còn hở...

Sau khi: đi vệ sinh; nhận, trả, đếm tiền; gọi điện thoại bàn; dùng bàn phím máy tính, máy chữ; dùng tay che miệng để hắt hơi; làm việc nơi có nhiều bụi, khói, mầm bệnh, chất độc hại; lao động chân tay...

- Bắt tay người lạ khi có dịch: tiêu chảy, chân tay miệng, SARS, cúm các loại, trong đó có cúm A/H1N1/2009...

Cách rửa tay sạch

Tốt nhất là rửa tay dưới vòi nước chảy. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trên chiến trường miền Nam, các bác sĩ, dược sĩ đã tạo "vòi nước chảy" để rửa tay trước khi phẫu thuật hoặc pha chế thuốc. Không cần dùng tay mở vòi, mà dùng bàn chân đạp vào cần, kéo dây mở kẹp vòi cao su là nước chảy.

Cách rửa như sau:

- Làm ướt hai bàn tay (nếu tay có nhiều bụi, bùn, đất... cần rửa bằng nước trước).

- Thoa xà phòng rửa tay khắp lượt hai bàn tay, cậy hết bụi bẩn ở các móng tay, có thể dùng bàn chải mềm để đánh sạch móng tay, cọ kỹ khe ngón tay.

- Xả nước và kỳ cọ cho hết xà phòng.

- Làm khô tay. Lau tay bằng khăn khô sạch hoặc thổi gió khô.

Trong SOP vệ sinh cá nhân của các tiêu chuẩn GP nên ghi rõ cách rửa tay sạch như trên. Các trường học nên có giờ học ngoại khoá hướng dẫn  thực hành "Rửa tay sạch" cho các giáo viên và học sinh.

Trong các doanh trại quân đội cũng cần có giờ thực hành ngoại khóa về "rửa tay sạch" cho các cán bộ, chiến sĩ. Trong giai đoạn cả thế giới đang có đại dịch cúm  A/H1N1/2009 hiện nay thì việc "tập huấn rửa tay sạch" là việc cần làm ngay cho mọi cơ sở.

Cần lưu ý: Rửa tay trong nhà vệ sinh thì dùng giấy lau tay bọc tay nắm mở cửa để ra khỏi nhà vệ sinh rồi mới bỏ giấy vào thùng rác (nếu không làm như thế thì khi mở cửa nhà vệ sinh để ra ngoài, lại bị bẩn một bàn tay).

Nên dùng loại xà phòng nào để rửa tay?

Trên thị trường có nhiều loại xà phòng rửa tay. Xà phòng rửa tay dạng lỏng chứa trong bình có bơm đẩy ra, rất tiện dùng với nhiều thương hiệu khác nhau (thường có tên hand soap, hand wash...) nhưng giá thành còn cao, các loại này thường chứa nhiều chất tạo bọt nên chỉ cần 1-2 giọt là đủ, nếu lấy nhiều thì rất tốn nước để rửa cho hết bọt. Đơn giản và rẻ tiền là các loại xà phòng bánh chế từ dầu dừa có hương thơm (sả, chanh, nhài...).

Bạn cũng có thể tự chế xà phòng rửa tay dạng lỏng (đựng trong bình chứa dầu gội đầu hoặc bình chứa xà phòng rửa tay đã dùng hết) từ gel lô hội tươi, dịch quả chanh và xà phòng bánh, vừa rẻ tiền, vừa có tác dụng tốt cho da.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bàobiểu mô ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]