Cẩn trọng bệnh truyền nhiễm mùa hè

Ở các bệnh viện nhi, đây là mùa căng thẳng nhất. Số lượng bệnh nhân đến khám t

15.5963

Mùa hè là thời gian mà các bậc phụ huynh thường phải tất bật chuẩn bị cho kỳ nghỉ của các bé. Nhưng sau đó, có thể ba mẹ sẽ phải mệt mỏi hơn vì thế bé bắt đầu ho, sốt, sổ mũi, tiêu chảy, bỏ ăn…. Ở các bệnh viện nhi, đây là mùa căng thẳng nhất. Số lượng bệnh nhân đến khám tăng vọt. Các khoa điều trị nội trú như hô hấp, tiêu hóa, truyền nhiễm… thường quá tải.

Các khóa học hè


Ngày hè, trẻ nghỉ học ở trường nhưng phụ huynh thường cho trẻ học thêm các khóa học khác. Trong môi trường mới này, trẻ tiếp xúc với bạn mới và cả những mầm bệnh mới mà có thể chưa có sự chuẩn bị để đối phó. Vì vậy, nguy cơn nhiễm trùng trở nên cao hơn.

Các chuyến picnic làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ.

Các chuyến Picnic

Trong các buổi đi chơi ngoài trời với các bữa ăn dưới bóng cây, trong lều trại… điều kiện rửa tay trước khi ăn uống trở nên hạn chế. Vì vậy, khả năng nhiễm bệnh và lây lan trở nên cao hơn. Các chuyến du lịch thường lý thú nhưng gây nhiều xáo trộn về thời gian ăn uống, ngủ nghỉ… làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Điều kiện môi trường xung quanh.

Với nhiều nắng gió, gió trên những bãi biển hoặc ngâm mình trong nước quá lâu là những nguy cơ lớn với các bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, trong các chuyến đi, các bậc phụ huynh còn cần phải đề phòng bị muỗi đốt, phòng các bệnh truyền qua muỗi như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não…

Thực phẩm

Với cái nóng oi ả, cũng giống người lớn, trẻ em “mê” các món ăn lạnh hơn như nước đá, kem lạnh, trái cây ướp lạnh… Những thức ăn, thức uống này giúp bé sảng khoái nhanh nhưng nếu dùng nhiều và liên tục sẽ dễ gây viêm họng. Môi trường ấm áp, ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Vì vậy, các bữa ăn nấu nướng ngoài trời và dã ngoại tạo điều kiện cho ngộ độc thực phẩm hoặc mắc các bệnh truyền qua thực phẩm nhiều hơn.

Những loại nước lạnh dễ gây viêm họng cho trẻ

Nắng nóng

Cái nóng mùa hè gây đổ nhiều mồ hôi. Nếu đang ra nhiều mồ hôi mà trẻ đi tắm ngay hoặc quần áo không thoáng mát, không rút mồ hôi, trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh. Trong những ngày này, máy điều hòa nhiệt độ là vô cùng cần thiết. Nhưng nếu lạm dụng, chẳng hạn để chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời khá nhiều (trên 100C) ở trong phòng điều hòa quá lâu (hơn 4 giờ liên tục), ra vào nóng lạnh đột ngột thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, làm khô da, khô họng, khô niêm mạc đường hô hấp trên…

Bệnh thường gặp

Có nhiều bệnh truyền nhiễm thường gặp ở cuối mùa xuân – mùa hè như cảm cúm, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, bệnh viêm phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não, sốt bại liệt…

Có nhiều siêu vi hay gây bệnh trong mùa hè như Enterrovirutses, Parainflueza và Poliovirus. Một số khác mặc dù phổ biến ở mùa đông hơn, nhưng nó cũng có thể lây lan ở mùa hè.

Mẹ nên nhớ: Phải cho trẻ rửa tay thường xuyên và tránh dùng chung thức ăn hoặc đồ uống. Thường xuyên rửa các bề mặt nấu ăn, giữ lạnh thức ăn thừa.

Cho trẻ uống đủ nước nhưng không nên dùng nhiều nước đá, hoặc thức ăn quá lạnh.

Tránh bị cảm lạnh: Mặc áo quần thoáng mát, thấm hút mồ hôi, không ngủ trực tiếp dưới luồng gió của quạt điện hoặc máy lạnh… không để máy điều hòa quá thấp hoặc quá lâu. Tránh tắm lạnh ngay khi mới trở về từ ngoài trời nắng nóng.

Mùa hè, trẻ thường nhập viện nhiều

Đề phòng muỗi đốt, bọ chét cắn

Mặc quần áo màu sáng, sử dụng thuốc chống côn trùng.

Cách ly trẻ bị bệnh với trẻ khác để tránh lây lan. Nên tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ. Trong trường hợp nhẹ, có thể nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorit 0,9%. Khi bệnh không cải thiện thì nên chuyển lên tuyến trên, không tự cho trẻ uống thuốc như thuốc ho, hạ sốt, kháng sinh vì sẽ gây lu mờ triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị


Theo Mẹ yêu bé


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]