Có nên dùng thức ăn khi nóng?

Có đúng là dùng thực phẩm quá nóng dễ bị ung thư vòm họng không, thưa bác sĩ?

15.5743
Vũ Duy Anh (Nghệ An)
>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn

Ngoài tác dụng kích thích làm cho ngon miệng, ăn nóng còn có những tác dụng sau: tăng tỷ lệ hấp thu các chất dinh dưỡng, nhất là protid của cơ thể, khi ăn nóng hấp thu được 85,7% protid, nhưng ăn nguội chỉ hấp thu được 79%; tiết kiệm được năng lượng, vì không phải mất thêm năng lượng để hâm nóng thức ăn trong quá trình tiêu hóa; tiết kiệm vitamin, nhất là vitamin C.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của thức ăn quá lớn lại có hại cho sức khỏe. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy, dùng thực phẩm quá nóng sẽ dẫn tới ung thư vòm họng
 
Dù vậy, những người có thói quen dùng đồ ăn thức uống quá nóng, nhiệt độ khoảng 62-73oC, cao hơn nhiệt độ nước uống của người bình thường vài chục độ C, nên xem xét lại sở thích này, vì rất dễ dẫn tới chứng bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa.
 
Đó là chưa kể, niêm mạc miệng và niêm mạc hệ tiêu hoá rất mỏng, nên dễ bị tổn thương, nếu dùng thức ăn quá nóng lâu ngày sẽ gây viêm loét đường tiêu hóa, dần dần dẫn đến bệnh loét dạ dày, thực quản, hành tá tràng.
 
Riêng vùng miệng là nơi tiếp xúc đầu tiên với thực phẩm ở nhiệt độ cao nhất sẽ dễ bị bỏng, rát, dẫn tới hình thành các vết trợt. Các vết trợt này qua cọ xát với thức ăn sẽ dễ bị loét rộng, gây đau đớn, thậm chí dẫn tới viêm nhiễm như viêm miệng, lưỡi, viêm họng, viêm thực quản, dạ dày...    
AloBacsi.vn(Theo Sức khỏe & Đời sống)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]