Con tôi bị chàm, tôi phải làm sao?

Hiện tại điều trị chàm chỉ làm giảm các cơn ngứa, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, làm giảm mụn nước, da bớt đỏ, khô rát và loại bỏ các mảng da sần nứt nẻ là rất cần thiết.

0

Chàm là loại tổn thương ngoài da do nhiều căn nguyên, chữa trị khó khỏi dứt điểm. Một số trẻ sơ sinh khi ra đời có những vết chàm trên cơ thể. Hiện tại điều trị chàm chỉ làm giảm các cơn ngứa, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, làm giảm mụn nước, da bớt đỏ, khô rát và loại bỏ các mảng da sần nứt nẻ là rất cần thiết.


Vùng da tổn thương đỏ và khô, người bệnh ngứa nhiều, gãi nhiều làm da trầy xước gây bội nhiễm, da nứt và chảy nước vàng. Khiến trẻ khó chịu, khóc nhiều, hoạt động và sinh hoạt bị cản trở.

Các mẹ nên sử lí vết chàm như sau tránh tình trạng gây mẩn ngứa dữ dội cho trẻ.

- Chăm sóc trẻ hết sức cẩn thận, trẻ không được tắm lâu trong xà phòng hay động vào chất tẩy rửa. Tránh gây ngứa khi chàm tác dụng với chất hóa học.

- Khi tắm không dùng xà bông giặt đồ, xà bông dạng khô chỉ dùng sữa tắm có độ ẩm giúp làm mát da.


- Dùng thuốc bôi ngoài ra trị bệnh có chỉ định từ bác sĩ. 

- Không tắm trẻ bằng nước quá nóng, quá lâu.

- Bôi những loại kem dưỡng ẩm da phù hợp vớ trẻ. Nhất là vào mùa đông.


- Đặc biệt cần tuyệt đối tránh các kích thích bệnh như chà xát, gãi, sang chấn thần kinh, các loại lông súc vật như chó mèo…

Theo Đông y, có một loại cây đặc biệt có thể giúp khống chế các triệu chứng của chàm trên cơ thể trẻ.


Bài thuốc bôi: Rau sam giã nhỏ bôi lên vết chàm ngày vài lần. Hoặc vỏ cây hoàng bá nam nấu nước ngâm hoặc sắc đặc bôi lên tổn thương ngày vài lần.


Thuc ung: Bài Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm: ngưu bàng tử, kinh giới, liên kiều, chi tử, đơn bì, thạch hộc, huyền sâm, hạ khô thảo, cát căn 4-6g. Sắc uống ngày 1 thang. Người lớn dùng liều gấp 3 lần.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Nên đọc

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]