Tôi phải làm sao khi con hay ương bướng?

Cháu đã thích cái gì thì đòi bằng được, nếu không được hoặc bị người lớn bắt dừng việc gì cháu đang thích, cháu sẽ gào khóc rất ác liệt. Lúc đó, nếu mắng hay đánh, cháu càng khóc và rất lâu thôi.

15.5743

Hỏi:

Con trai tôi gần 2 tuổi, nói được nhiều từ và một số câu ngắn 3-4 từ. Lúc trước cháu khá dễ bảo, nói là nghe, nhưng gần đây thì rất ương bướng.

Cháu đã thích cái gì thì đòi bằng được, nếu không được hoặc bị người lớn bắt dừng việc gì cháu đang thích, cháu sẽ gào khóc rất ác liệt. Lúc đó, nếu mắng hay đánh, cháu càng khóc và rất lâu thôi. Bố cháu nói kệ, cứ để cháu khóc và muốn thật nghiêm (có lúc đánh, nếu cháu lì lợm), vì sợ chiều con sẽ hư, nhưng tôi thấy cách trên có vẻ không ổn.

Thường những lúc đó, tôi giả vờ không có chuyện gì xảy ra, cố tình đánh lạc hướng sự chú ý của cháu thì cháu sẽ nhanh nín hơn. Tôi không biết cách của mình có đúng không. Chúng tôi nên dạy dỗ cháu như thế nào thì thích hợp?

Hải Phong

Trả lời:

Chào bạn!

Thông thường trong giai đoạn này, trẻ chưa có ý thức về “quyền sở hữu” và những giới hạn cần thiết, vì thế rất dễ có phản ứng đòi hỏi và những nhu cầu ngày càng tăng. Trong việc này, việc đánh mắng là vô ích, vì đánh mắng là chúng ta đã thể hiện một hình thức thống trị bằng sức mạnh. Trẻ có thể chịu thua ban đầu, nhưng sau đó thì cần một sự đánh mắng mạnh bạo hơn và ta sẽ thấy có sự gia tăng trong chuyện đối đầu.

Việc chị giả vờ không quan tâm và cố tình đánh lạc hướng cũng là một biện pháp tốt, có thể áp dụng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, về lâu dài thì ngay trong các hoạt động bình thường, chúng ta cũng cần thiết lập các giới hạn, ăn có giờ, chơi có giờ… Khi cần dừng một hoạt động gì, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn vì tất cả đều có giới hạn, sẽ giúp trẻ dần dần hình thành thói quen có chừng mực.

Như vậy, khi đối diện với những đòi hỏi của trẻ, như muốn một món đồ chơi, chúng ta sẽ cho cháu có quyền lựa chọn một trong 2 món đồ chơi do chúng ta đưa ra, đó là giới hạn, trẻ không thể đòi món đồ chơi quá tầm. Với việc dừng một hoạt động, thì chúng ta cần phải báo trước cho trẻ một thời gian ngắn, sau đó sẽ đưa ra một hoạt động khác cùng với bé để thay thế.

Bé gào khóc để đòi điều gì đó thì bạn cứ để cho bé khóc và cương quyết không đáp ứng nhu cầu của trẻ kể cả sau khi bé đã nín. Bố mẹ chỉ cần cố gắng giữ cho bé đừng có những hành vi quá khích thôi.

Chúc bạn thành công!

Nên đọc


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]