Giải mã bí quyết sung mãn của “ông hoàng dầu mỏ” A-rập Xê-út

GiadinhNet - Vua Ibn-Saub là vị quốc vương nổi tiếng của Vương quốc Ả-rập Xê-út với những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước này. Trong cuộc sống riêng tư, vị vua này cũng nổi tiếng không kém bởi khả năng mạnh mẽ trong chốn phòng the.

15.6069

 

Sữa lạc đà rất được người Ả-rập ưa chuộng.

 

Những đồn đoán về bí quyết “sung mãn” của ông đến nay vẫn chưa có lời giải đáp cuối cùng. Nhưng dựa vào giai thoại về ông, một “thần dược phòng the” của quốc gia này lại trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Ông bố của 200 đứa con

Mới đây, Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Ả-rập (AFTS) cho biết, những dược phẩm chữa trị hoặc hạn chế sự phát triển các căn bệnh thế kỷ như ung thư, AIDS có thể được chế xuất từ những chất kháng thể có trong sữa lạc đà. “Chúng tôi rất lạc quan trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư tài trợ, sau khi những thành công trong phòng thí nghiệm đã chứng tỏ thành phần trong sữa lạc đà rất có hiệu quả đối với việc chữa trị một số loại bệnh đặc thù, có khả năng đưa vào sản xuất thuốc thực tế”, Imad Ghandour, Giám đốc phát triển kinh doanh của ASTF cho biết. 

Vua Ibn-Saub lên ngôi năm 1902. Ông là người có công phát hiện ra dầu khí và phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Ả-rập Xê-út kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhờ có dầu khí, bộ mặt của quốc gia Hồi giáo này dần thay đổi và đời sống của người dân cũng khấm khá hơn. Song có lẽ cũng vì kinh tế phát triển, vị vua này thường cho phép mình hưởng thụ, chìm đắm trong tửu sắc. Sử sách Ả - rập  Xê – út từng ghi lại chuyện vua Ibn-Saub rầm rộ tuyển chọn mỹ nữ khắp nơi về cung điện thỏa mãn thú vui thể xác. Theo những giai thoại lưu truyền, vua Ibn-Saud lần đầu tiên “nếm trái cấm” từ khi mới 11 tuổi. Đến năm 15 tuổi, vị vua này kết hôn lần đầu tiên nhưng người vợ của ông không may qua đời ít lâu sau đó. Ba năm sau, ông tái hôn và người vợ tiếp theo hạ sinh cho ông được một hoàng tử đầu lòng. Trong suốt cuộc đời trị vì, vua Ibn-Saub có chính thức 22 người vợ. Tuy nhiên, những người phụ nữ này chỉ là những phi tần được công nhận chính thức. Còn thực tế, bao nhiêu người phụ nữ đã đi qua đời ông vẫn là con số bí ẩn, chưa ai thống kê chính xác được.

Số con của vị vua này cũng là một bí mật. Nhiều nguồn tin thân cận với nhà vua cho biết chỉ tính riêng số con trai, ông đã có 37 người. Trong khi một nguồn tin khác lại cho biết, ông có đến 45 người con trai và nếu tính cả con gái thì ông có khoảng 200 người con. Tuy nhiên đó chỉ là ước tính, thực tế vua Ibn-Saub có bao nhiêu con có lẽ chính ông cũng không thể biết hết. Bởi lẽ, ông có một sở thích tình dục kỳ lạ đó là phải ngủ với 3 người phụ nữ khác nhau mỗi đêm. Hàng đêm, 3 người phụ nữ sẽ được tuyển chọn để đưa vào cung điện phục vụ nhà vua. Điều đáng nói, những người phụ nữ phục vụ ở những đêm sát nhau phải khác nhau. Nếu cùng một người, vua Ibn-Saub sẽ cảm thấy nhàm chán và không thể “sung” được. Trong số những người phụ nữ qua đêm với nhà vua có khoảng… 400 người được ông “ân sủng” hơn cả.

Sự sung mãn của vua Ibn-Saub trong chốn phòng the tạo ra rất nhiều giai thoại. Nhiều người cho rằng chính sở thích không chung thủy với một người phụ nữ nào đã giúp ông luôn bị hấp dẫn với chuyện “ái ân”. Tuy nhiên, người ta cũng đồn đoán về một loại “thần dược” giúp ông hoàng có thể vui vẻ với 3 nhân tình một đêm mà không biết mệt. Đó chính là loại thực phẩm được người Trung Đông coi là “vàng lỏng” – sữa lạc đà. Tương truyền, vua Ibn-Saub thường uống sữa lạc đà mỗi ngày. Ông còn đặc biệt căn dặn nhà bếp cho loại sữa này vào các món ăn tráng miệng như bánh ngọt, chè…

“Thần dược” mới cho quý ông?

Từ những đồn đoán gắn liền với khả năng “chăn gối” đáng nể của vua Ibn-Saub, sữa lạc đà nhanh chóng trở thành loại thực phẩm ưa thích của người dân Ả-rập Xê-út nói riêng và các quốc gia Trung Đông nói chung. Tuy nhiên ít ai biết rằng, sữa của loài động vật sống trên sa mạc này đã được một số bộ lạc du mục coi trọng từ cách đây hàng nghìn năm. Những người chăn nuôi du mục hàng ngày rong ruổi trên những vùng đất khô cằn, dưới thời tiết khắc nghiệt đã dùng sữa lạc đà như loại thực phẩm chính. Loại sữa này giúp họ khỏe khoắn hơn, xua tan những mệt mỏi sau một ngày lao động vất vả.

Thậm chí, họ còn tự chế tạo ra một loại “thần dược” phòng the từ loại sữa này nhưng chỉ “lưu hành” trong nội bộ. Đó chính là món sô-cô-la sữa lạc đà. Ban đầu, món sữa lạc đà hòa với chút sô-cô-la là thức uống truyền thống của các tộc người Bedouin cổ đại trên sa mạc. Sau đó, nó được lan truyền tới các tộc người khác nhưng cũng chỉ dừng lại ở vùng sa mạc ít người đặt chân tới. Những người đàn ông sử dụng loại thức uống này này trước khi “lâm trận” như một liều thuốc gia tăng sự mạnh mẽ. Dần dần, nó cũng được cư dân ở các vùng ngoài sa mạc biết tới và hiện nay, các quán café sữa lạc đà trở nên rất phổ biến ở các quốc gia Trung Đông.

Theo các nhà nghiên cứu, tác dụng của sữa lạc đà đối với chuyện phòng the đến từ sự bổ dưỡng của nó. Theo đó, sữa lạc đà được cho là bổ dưỡng gần như sữa mẹ và chứa hàm lượng vitamin C nhiều gấp 3 lần sữa bò. Tuy nhiên, nó hơi mặn và có mùi vị nặng rất đặc trưng. Hiện nay, tại các quốc gia Trung Đông, sữa lạc đã đang trở thành loại “thần dược” mới cho quý ông được mở rộng sản xuất bằng dây chuyền hiện đại và đã được xuất khẩu sang các nước châu Âu. Nó cũng là thức uống ưa thích của nam giới các nước này để tăng cường bản lĩnh “giường chiếu”.

Nếu tới trung tâm Karachi (Pakistan) vào giờ cao điểm buổi tối, bạn sẽ thấy những cửa hàng sữa lạc đà bên lề đường bán không xuể - những điểm dừng chân quen thuộc của những người lao động trên đường về nhà. “Trước đây, tôi không hề chú ý đến sữa lạc đà. Nhưng từ khi người ta đồn thổi nhau về hiệu quả của nó trong việc bồi bổ sức khỏe, tôi cũng tò mò và uống thử. Thật kỳ lạ là sau khi sử dụng loại sữa này hàng ngày, tôi cảm nhận cơ thể mình cường tráng hơn, sức khỏe cũng cải thiện rõ rệt. Tôi cũng thường mua sữa về cho vợ con uống”, anh Mohammad Ashfaq (36 tuổi), một nhân viên tại cửa hàng bán gas ở Karachi cho biết.

Không chỉ nổi tiếng là “thần dược” mới cho quý ông tăng cường “bản lĩnh”, sữa lạc đà còn được được chứng minh có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã coi sữa lạc đà là một loại thực phẩm không chỉ giúp giảm nghèo mà còn có ích cho việc giảm tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến ở nhiều khu vực sa mạc. Lạc đà rất dễ nuôi và có thể cung cấp sữa trong mọi điều kiện dù khó khăn nhất. Các nhà nghiên cứu cho biết, hệ miễn dịch của lạc đà gần giống với loài người, vì vậy, sữa của lạc đà ít gây dị ứng hay các bệnh về tiêu hóa. Hiện trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm từ sữa lạc đà như sôcôla, phomát, kem, sữa chua… Theo FAO, hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 20 triệu con lạc đà, đa số sống ở Somalia. Nếu hình thức nuôi lạc đà lấy sữa được phát triển hơn ở các nước nghèo như Somalia thì chắc chắn, tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng đáng báo động ở các nước này cũng sẽ được cải thiện.                        V

Vọng Xưa

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]