Giải pháp dinh dưỡng cho trẻ không dung nạp sữa

Không dung nạp sữa là tình trạng trẻ có những phản ứng bất lợi với các thành phần dinh dưỡng của sữa.

0

Theo Báo Sài Gòn giải phóng online, miệng bé sơ sinh nhỏ, niêm mạc miệng có nhiều mạch máu nhưng khô vì ít nước bọt do tuyến nước bọt chưa biệt hóa tốt, do đó ít men amylase (lý giải vì sao bé chưa thể ăn bột ngay sau sinh), phải đến 6 tháng chức năng này mới hoàn thiện.

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và cao, phải đến 7-10 tuổi mới giống dạ dày người lớn. Lúc mới sinh, dạ dày bé nhỏ xíu, chỉ chứa được 30-35ml, lúc 3 tháng tuổi có thể chứa được 100ml và đạt 250ml khi trẻ được 1 tuổi. Các lớp cơ phát triển còn yếu, co thắt bất thường nên trẻ dễ bị nôn trớ.

Thành phần dịch vị của trẻ giống người lớn nhưng số lượng và chất lượng kém hơn. Độ pH trong dịch dạ dày của trẻ nhỏ cao hơn trẻ lớn, do đó chỉ thích hợp trong tiêu hóa, hấp thụ các thành phần lactose, protein trong sữa mẹ hơn là sữa bò.

Trẻ bú mẹ, 25% lượng sữa được hấp thụ ở dạ dày và thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2 giờ 30 phút, trong khi đó đối với sữa bò là 3 - 4 giờ.

Hiện tượng không dung nạp sữa ở trẻ

Báo Dân Việt cho biết, đa số các trường hợp không dung nạp sữa thường là do không dung nạp lactose. Lactose là đường chính trong sữa, nhờ men lactase thủy phân để giúp ruột dễ tiêu hóa hấp thu.

Nếu thiếu men lactase, đường lactose không được tiêu hóa trong ruột non, sữa đi xuống ruột già và bị lên men bởi các vi khuẩn ở đây gây ra hiện tượng đầy bụng, chướng hơi, tiêu lỏng… Hiện tượng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi dùng sữa.

Hiện tượng không dung nạp đường lactose thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non, do hệ tiêu hóa non nớt của trẻ đang tập thích nghi và tăng cường chức năng hấp thu, miễn dịch.

Để cải thiện khả năng dung nạp lactose có thể tập sử dụng từng ít sữa mỗi lần và tăng dần lượng sữa khi cơ thể đã chấp nhận. Như vậy hệ thống tế bào màng ruột sẽ được kích thích tiết men lactase tăng dần.

Hoặc có thể thay bằng sữa không chứa lactose như sữa từ đậu nành, các loại sữa đã tách bỏ lactose. Sữa dê chứa ít lactose hơn và dễ tiêu hóa hấp thu hơn, hoặc sữa chua trong đó đường lactose đã bị các vi khuẩn lên men, chuyển hóa thành axit lactic trở nên dễ tiêu hóa, hấp thu hơn.

Một số bé có cơ địa đặc biệt bị dị ứng với protein sữa bò, có biểu hiện rất đa dạng từ nổi mẫn đỏ, chàm, nôn ói, khò khè, chậm tăng cân cho đến những biểu hiện rất nặng như: ói máu, tiêu máu, sốc thậm chí tử vong.

Thường nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện dẫn đến nhận diện nhiều thành phần protein trong sữa bò như là tác nhân cần phải loại bỏ. Có nhiều thành phần khác nhau dễ gây dị ứng như beta lactoglobulin, alpha lactoalbumin, alpha-s1-casein…

Để phòng ngừa các tai biến do dị ứng protein sữa, khi bắt đầu cho trẻ uống sữa bò (hoặc các thực phẩm dinh dưỡng có nguyên liệu từ sữa bò), cần lưu ý có tiền sử dị ứng của bố mẹ hay không, và nên đun sôi sữa trước khi dùng.

Nếu trẻ thực sự dị ứng với sữa bò, cần chuyển sang dùng sữa từ đạm đậu nành hoặc tìm mua các loại sữa đã xử lý không gây dị ứng.

Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ không dung nạp sữa

Báo điện tử Sức khỏe cộng đồng cho hay, với bé bị bất dung nạp lactose thì một chế độ ăn nghiêm ngặt tránh lactose và liên tục theo dõi bé chính là giai đoạn chẩn đoán lâm sàng của chứng bệnh này. Một số xét nghiệm khác được bác sĩ chỉ định cho bé để phân biệt bất dung nạp lactose với dị ứng thực phẩm.

Bạn hãy tránh cho bé ăn hay uống các sản phẩm sữa không phải là cách điều trị hiệu quả. Thay vào đó, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn cho bé dưới sự giám sát của một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.

Mẹ nên cố gắng hạn chế sản phẩm có lactose cho bé trong một thời gian và cho bé thử các món mới có chứa lactose chậm hơn. Bé có thể uống sữa với ngưỡng bé chịu đựng được để không làm các triệu chứng nặng thêm.

Ngoài ra, mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi cho bé từ những thực phẩm khác. Rất khó để xác định được lượng lactose mà bé chịu đựng được.

Vì thế, mẹ hãy cùng bác sĩ theo dõi chế độ ăn uống của bé từ sữa và các sản phẩm của sữa. Điều này sẽ cho biết giới hạn sự chịu đựng của bé với lactose. Mẹ nên nhớ bất dung nạp lactose không phải dị ứng sữa.

Theo Sức khỏe và Đời sống, sữa chua là sản phẩm phù hợp với người không dung nạp được lactose ở Việt Nam. Sữa chua cung cấp đủ các thành phần dưỡng chất quý giá của sữa tươi, gồm đạm, béo, chất bột đường và các vi chất dinh dưỡng quan trọng như magiê, phosphor, các vitamin A, D, B2, B12 ... đặc biệt là sữa chua có hàm lượng calci rất cao.

Trong sữa chua, đường lactose đã bị các vi khuẩn lên men trong quá trình chế biến, chuyển hóa thành axit lactic có vị chua, có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, phòng chống được chứng táo bón.

Sữa chua có thể được bổ sung thêm lợi khuẩn (probiotics) hoặc chất xơ hòa tan GOS, FOS, scFOS (prebiotics). Các sản phẩm này có thêm tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đề phòng rối loạn tiêu hóa, chống tiêu chảy, táo bón, cải thiện sức khỏe cho mọi người, nhất là trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi.

Hơn nữa, trong cơ cấu khẩu phần ăn của người Việt, sữa chua cũng dễ đưa vào bữa ăn phụ hơn là phô mai và các sản phẩm khác của sữa.

Thuốc tham khảo:

Bổ sung hàng ngày các Vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp đạt hiệu quả tối ưu cho sự phát triển và tạo lập cân bằng, lâu dài bền vững trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]