Khí hư với thiên chức làm mẹ

Khí hư khi trở thành bệnh lý là nỗi lo lắng của nhiều chị em, nhất là trong độ tuổi sinh đẻ hoặc đang sắp được làm mẹ.

15.607

Khí hư hay còn gọi là huyết trắng (bạch đới, đới hạ) khi trở thành bệnh lýnỗi lo lắng của rất nhiều chị em, nhất là chị em trong độ tuổi sinh đẻ hoặc đang sắp được làm mẹ. Vậy khí hư bệnh lý có ảnh hưởng đến việc sinh con hay không? Phải phòng tránh như thế nào để đạt hiệu quả nhất?

"Cách đây 3 tháng tôi phát hiện ra khí hư không bình thường. Cứ khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt là xuất hiện khí hư ra dạng nhầy, ra nhiều có lúc như hành kinh, cùng với đó là đau tức bụng dưới, như bị trướng bụng. Thăm khám bác sĩ chẩn đoán là "Viêm cổ tử cung, khí hư hôi", tôi được chỉ định uống thuốc và dùng thuốc đặt, có khỏi một thời gian. Nhưng hiện nay tôi lại thấy dấu hiệu bệnh bắt đầu quay trở lại, cũng đau bụng và ra khí hư nhầy, hôi. Tôi rất lo lắng, bệnh của tôi có nặng không? Có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không? Tôi phải làm sao?" (Thu Hương – Biên Hòa – Đồng Nai).
 
Đây không chỉ là tâm sự của riêng bạn Thu Hương mà còn là niềm trăn trở của rất nhiều bạn gái khác. Nếu đã đi khám và được các bác sĩ chẩn đoán là “Viêm cổ tử cung và khí hư hôi” thì đã loại trừ được nhiều nguyên nhân khác.

Một số biểu hiện của tình trạng khí hư bệnh lý mà chị em nên chú ý là:

Khí hư trong: dịch trong, trắng, nhày dính, có khi loãng như nước, không hôi; thường là bị u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường Estrogen.

Khí hư đục: dịch đặc, hôi, nhiều, thường có màu vàng, xanh, có bọt hay không tùy thuộc tác nhân gây bệnh thường do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Thậm chí, có khi chỉ do cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài cũng có thể khiến các cơ quan dễ rối loạn khiến cho khí hư ra nhiều bất thường. Song nếu bị viêm cổ tử cung hay viêm nhiễm âm đạo thì khí hư sẽ xuất hiện bất thường hơn.

Khi dùng thuốc đặt của bác sĩ theo đúng chỉ dẫn và bệnh tình có đỡ hẳn nhưng thời gian gần đây lại có biểu hiện như lúc trước thì bạn đã bị tái phát rồi. Vì bệnh này rất dễ tái phát nếu bạn điều trị không tới nơi tới chốn, hoặc không đúng cách hoặc bạn lơ là trong vấn đề vệ sinh hoặc chưa tiêu diệt được hết virus, có cơ hội nó “tấn công” trở lại. Khi tái phát thì việc chữa trị còn khó khăn và lâu dài hơn nhiều.

Âm đạo hay cổ tử cung, tử cung của bạn bị viêm nhiễm do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cũng đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự sinh sản của bạn sau này đấy. Chúng có thể gây viêm nhiễm nặng, viêm tắc vòi trứng, dẫn đến thụ thai khó; đôi lúc gây vô sinh vĩnh viễn... Phụ nữ mang thai mắc bệnh phụ khoa, hệ lụy là sinh khó, dễ xảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nặng nề nhất có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh nặng có kèm theo các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, gầy sút, kém ăn, lưng đau mỏi gối, suy kiệt. Bệnh sẽ làm đau lưng, đau trằn dạ dưới, có khi âm đạo bị khô, rát, ngứa… có thể chuyển sang thanh đới, hoàng đới, xích đới, ung thư…

Ngoài chú ý điều trị bệnh tật cần được phối hợp với các biện pháp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ để tránh tình trạng tái phát. Bạn nên chú ý vệ sinh âm đạo khi cổ tử cung bị viêm nhiễm, tránh căng thẳng, mặc quần lót rộng chất liệu dễ thấm hút mồ  hôi, không thụt rửa âm đạo quá sâu... Không nên dùng băng vệ sinh hàng ngày, điều này tạo cơ hội cho vi nấm phát triển gây tái đi tái lại nhiều lần dù đã chữa trị. Khi bị bệnh tránh quan hệ vợ chồng, vì vi nấm sẽ nhanh chóng di cư sang nơi ở mới rồi lại quay lại nơi cũ khi vợ chồng gặp gỡ lần sau.

AloBacsi.vn
 Theo DS. Lê Thu Trang - Eva.vn

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]